Kênh VTV1 có phải là kênh thời sự chính trị tổng hợp hay không? Kênh VTV1 là kênh của cơ quan nào?
Kênh VTV1 có phải là kênh thời sự chính trị tổng hợp hay không? Kênh VTV1 là kênh của cơ quan nào?
VTV1 có phải là kênh thời sự chính trị tổng hợp không, thì theo quy định tại STT 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 18/2016/TT-BTTTT như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì kênh VTV1 là kênh thời sự chính trị tổng hợp có tôn chỉ, Mục đích, nội dung kênh chương trình là thời sự chính trị tổng hợp.
Kênh VTV1 là kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.
Kênh VTV1 có phải là kênh thời sự chính trị tổng hợp hay không? Kênh VTV1 là kênh của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Kênh VTV1 có thời lượng phát sóng đạt tối thiểu là bao nhiêu giờ một ngày?
Kênh VTV1 có thời lượng phát sóng đạt tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 18/2016/TT-BTTTT như sau:
Tiêu chí xác định kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu
1. Kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia là kênh chương trình của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình đáp ứng các Điều kiện sau:
a) Có tôn chỉ, Mục đích là thời sự - chính trị tổng hợp hoặc có tôn chỉ, Mục đích, nội dung chuyên biệt, bảo đảm phục vụ yêu cầu thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng của quốc gia;
b) Phải bảo đảm thời lượng phát sóng kênh chương trình đạt tối thiểu 18 giờ/ngày; thời lượng chương trình tự sản xuất đạt tối thiểu 40% tổng thời lượng phát sóng trong 01 (một) ngày của kênh chương trình (trong đó bảo đảm thời lượng chương trình tự sản xuất mới phải đạt 50% thời lượng các chương trình tự sản xuất).
2. Kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương là kênh chương trình truyền hình của cơ quan báo chí thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giấy phép hoạt động truyền hình đáp ứng các Điều kiện sau:
a) Có tôn chỉ, Mục đích là thời sự - chính trị tổng hợp, bảo đảm phục vụ yêu cầu thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương;
b) Phải bảo đảm thời lượng phát sóng kênh chương trình đạt tối thiểu 15 giờ/ngày; thời lượng chương trình tự sản xuất đạt tối thiểu 20% tổng thời lượng phát sóng trong 01 (một) ngày của kênh chương trình (trong đó bảo đảm thời lượng chương trình tự sản xuất mới phải đạt 50% thời lượng các chương trình tự sản xuất).
Như vậy, theo quy định trên thì kênh VTV1 có thời lượng phát sóng đạt tối thiểu là một kênh thuộc kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia thì phải bảo đảm thời lượng phát sóng kênh chương trình đạt tối thiểu 18 giờ/ngày.
Đài Truyền hình Việt Nam có bao nhiêu ban?
Đài Truyền hình Việt Nam có bao nhiêu ban, thì theo quy định tại Điều 3 Nghị định 60/2022/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng.
2. Ban Tổ chức cán bộ.
3. Ban Kế hoạch - Tài chính.
4. Ban Kiểm tra.
5. Ban Hợp tác quốc tế.
6. Ban Thư ký biên tập.
7. Ban Thời sự.
8. Ban Khoa giáo.
9. Ban Truyền hình tiếng dân tộc.
10. Ban Truyền hình đối ngoại.
11. Ban Văn nghệ.
12. Ban Sản xuất các chương trình Giải trí.
13. Ban Thể thao.
14. Ban Biên tập truyền hình đa phương tiện.
15. Trung tâm Phim tài liệu.
16. Trung tâm Phim truyền hình.
17. Trung tâm Tư liệu.
18. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.
20. Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ.
21. Các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật.
22. Trung tâm Kỹ thuật truyền hình.
23. Trung tâm Mỹ thuật.
24. Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số.
25. Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng.
26. Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ truyền hình.
27. Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình.
28. Trung tâm Tin học và Công nghệ truyền hình.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này là tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc; đơn vị quy định tại khoản 6 Điều này là tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc và sản xuất chương trình; các đơn vị quy định từ khoản 7 đến khoản 23 Điều này là các tổ chức sản xuất chương trình; đơn vị quy định tại khoản 24 Điều này là tổ chức sản xuất chương trình và cung cấp nội dung số đa nền tảng; đơn vị quy định tại khoản 25 Điều này là tổ chức phát sóng chương trình; các đơn vị quy định từ khoản 26 đến khoản 28 Điều này là các tổ chức sự nghiệp khác.
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ việc thành lập, giải thể và tổ chức sắp xếp các đơn vị khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ban Thư ký biên tập được tổ chức 13 phòng; Văn phòng được tổ chức 08 phòng.
Như vậy, theo quy định trên thì Đài Truyền hình Việt Nam có 13 ban:
- Ban Tổ chức cán bộ.
- Ban Kế hoạch - Tài chính.
- Ban Kiểm tra.
- Ban Hợp tác quốc tế.
- Ban Thư ký biên tập.
- Ban Thời sự.
- Ban Khoa giáo.
- Ban Truyền hình tiếng dân tộc.
- Ban Truyền hình đối ngoại.
- Ban Văn nghệ.
- Ban Sản xuất các chương trình Giải trí.
- Ban Thể thao.
- Ban Biên tập truyền hình đa phương tiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?