Kênh chương trình trong nước là gì? Thời hạn Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa bao nhiêu năm?
Kênh chương trình trong nước là gì?
Kênh chương trình trong nước được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 06/2016/NĐ-CP thì kênh chương trình trong nước là kênh chương trình phát thanh, kênh chương trình truyền hình do các cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình) của Việt Nam sản xuất hoặc liên kết sản xuất theo quy định của pháp luật.
Kênh chương trình trong nước là gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa bao nhiêu năm?
Thời hạn Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 15 Nghị định 06/2016/NĐ-CP như sau:
Cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước
…
4. Thời hạn Giấy phép
a) Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa 10 (mười) năm kể từ ngày cấp, nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình của đơn vị được cấp Giấy phép. Đơn vị có Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước được chủ động cung cấp kênh chương trình sản xuất theo Giấy phép cho các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trong cả nước;
b) Sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày Giấy phép có hiệu lực, nếu đơn vị được cấp Giấy phép không thực hiện việc sản xuất kênh chương trình thì Giấy phép không còn giá trị. Nếu muốn tiếp tục sản xuất kênh chương trình, đơn vị phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép, áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này.
5. Hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép
a) Trường hợp thay đổi tôn chỉ, mục đích của kênh chương trình thì đơn vị có Giấy phép thực hiện hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này;
b) Trường hợp thay đổi các nội dung khác ghi trong Giấy phép, đơn vị có Giấy phép phải có văn bản đề nghị kèm theo bản thuyết minh nội dung thay đổi và văn bản chấp thuận thay đổi của cơ quan chủ quản đối với các cơ quan báo chí của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc của Bộ, ngành; đối với cơ quan báo chí Trung ương, văn bản đề nghị thay đổi do người đứng đầu cơ quan báo chí ký;
c) Đối với trường hợp tăng hoặc giảm thời lượng kênh chương trình, thời lượng chương trình tự sản xuất, ngoài các yêu cầu về hồ sơ quy định tại Điểm b, Khoản 5 Điều này, đơn vị có Giấy phép phải có Đề án nêu rõ tên, nội dung, thời gian, thời lượng phát sóng chương trình tăng thêm hoặc các chương trình cắt giảm; khung chương trình dự kiến phát sóng trong 01 (một) tháng; phương án tổ chức sản xuất thời lượng chương trình tăng thêm;
…
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa 10 năm kể từ ngày cấp, nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình của đơn vị được cấp Giấy phép.
Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước phải là cơ quan báo chí đúng không?
Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước phải là cơ quan báo chí đúng không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 06/2016/NĐ-CP như sau:
Cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước
1. Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước phải là cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
b) Bản sao hoặc cung cấp số Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình;
c) Đề án sản xuất kênh chương trình trong đó nêu rõ: Mục đích sản xuất; tên gọi, biểu tượng (lôgô); tôn chỉ, mục đích kênh chương trình; nội dung kênh chương trình; độ phân giải hình ảnh của kênh chương trình; khung chương trình dự kiến trong 01 (một) tháng; đối tượng khán giả; năng lực sản xuất kênh chương trình (gồm: Nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính); quy trình tổ chức sản xuất và quản lý nội dung kênh chương trình; phương thức kỹ thuật phân phối kênh chương trình đến các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình; hiệu quả kinh tế xã hội của kênh;
d) Trường hợp kênh chương trình là sản phẩm liên kết, Đề án sản xuất kênh chương trình phải cung cấp các thông tin về sản phẩm liên kết, gồm: Địa chỉ, năng lực của đối tác liên kết; hình thức liên kết; quyền và nghĩa vụ các bên tham gia liên kết;
đ) Văn bản phê duyệt Đề án sản xuất kênh chương trình của cơ quan chủ quản đối với các cơ quan báo chí của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các Bộ, ngành; đối với các cơ quan báo chí Trung ương, Đề án sản xuất phải được người đứng đầu cơ quan báo chí phê duyệt;
e) Trường hợp đề nghị cấp Giấy phép sản xuất nhiều kênh chương trình, đơn vị đề nghị cấp Giấy phép phải làm Đề án riêng đối với từng kênh chương trình cụ thể.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước phải là cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?