Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng có những nội dung gì?

Xin hỏi, kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng có những nội dung gì? Chương trình buổi lễ phát động phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân được tổ chức có những hoạt động gì? Câu hỏi của anh Minh Phúc tại Hà Nội.

Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng có những nội dung gì?

Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 118/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:

Tổ chức phong trào thi đua
1. Xây dựng kế hoạch
a) Kế hoạch tổ chức phong trào, đợt thi đua do đơn vị xây dựng.
b) Nội dung kế hoạch gồm: Mục đích, yêu cầu, chủ đề, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua; nội dung, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện.
...

Theo quy định trên, kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng có những nội dung sau:

- Mục đích, yêu cầu, chủ đề, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua; nội dung, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện.

Trước đây, căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Thông tư 151/2018/TT-BQP (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định về nội dung tổ chức phong trào thi đua như sau:

Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xây dựng kế hoạch
a) Nội dung kế hoạch bao gồm: Mục đích, yêu cầu, chủ đề, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua; nội dung, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện.
b) Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị tổ chức xây dựng.
...

Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam do cơ quan, đơn vị tổ chức xây dựng.

Theo đó, nội dung kế hoạch tổ chức phong trào thi đua gồm: Mục đích, yêu cầu, chủ đề, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua; nội dung, chỉ tiêu, biện pháp tổ chức thực hiện.

phong trào thi đua

Chương trình buổi lễ phát động phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân (hình từ Internet)

Chương trình buổi lễ phát động phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân được tổ chức có những hoạt động gì?

Chương trình buổi lễ phát động phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân được tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 118/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:

Tổ chức phong trào thi đua
...
2. Tổ chức phát động thi đua
a) Tổ chức phát động thi đua phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua của đơn vị.
b) Hình thức: Có thể tổ chức lễ phát động riêng hoặc kết hợp với các hoạt động khác của đơn vị.
c) Chương trình buổi lễ phát động thi đua gồm: Chào cờ; tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; báo cáo kết quả phong trào, đợt thi đua; phát động phong trào, đợt thi đua mới; trao thưởng (nếu có); thủ trưởng cấp trên phát biểu chỉ đạo (nếu có); lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đáp từ; đại diện đơn vị giao ước thi đua; ký kết thi đua; duyệt đội ngũ (khi phát động thi đua ngoài trời); kết thúc buổi lễ.
...

Theo đó, tổ chức phát động thi đua phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua của đơn vị.

Có thể tổ chức lễ phát động riêng hoặc kết hợp với các hoạt động khác của đơn vị.

Chương trình buổi lễ phát động thi đua trong Quân đội nhân dân được tổ chức gồm những hoạt động sau:

- Chào cờ;

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;

- Báo cáo kết quả phong trào, đợt thi đua;

- Phát động phong trào, đợt thi đua mới;

- Trao thưởng (nếu có);

- Thủ trưởng cấp trên phát biểu chỉ đạo (nếu có);

- Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đáp từ;

- Đại diện đơn vị giao ước thi đua;

- Ký kết thi đua;

- Duyệt đội ngũ (khi phát động thi đua ngoài trời);

- Kết thúc buổi lễ.

Trước đây, căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Thông tư 151/2018/TT-BQP (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về nội dung tổ chức phong trào thi đua như sau:

Nội dung tổ chức phong trào thi đua
...
2. Tổ chức phát động thi đua phải phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua của từng cơ quan, đơn vị. Có thể tổ chức lễ phát động riêng hoặc kết hợp với các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
Chương trình buổi lễ phát động thi đua, gồm:
a) Chào cờ;
b) Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
c) Báo cáo kết quả phong trào (đợt) thi đua trước, phát động phong trào (đợt) thi đua mới; trao thưởng (nếu có);
d) Thủ trưởng cấp trên phát biểu chỉ đạo (nếu có); lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đáp từ;
đ) Đại diện cơ quan, đơn vị giao ước thi đua;
e) Ký kết thi đua;
g) Duyệt đội ngũ (khi phát động thi đua ở ngoài trời);
h) Bế mạc.
...

Theo quy định trên, tổ chức phát động thi đua phải phù hợp với đặc điểm, tính chất nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua của từng cơ quan, đơn vị. Có thể tổ chức lễ phát động riêng hoặc kết hợp với các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.

Chương trình buổi lễ phát động thi đua, gồm:

- Chào cờ;

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;

- Báo cáo kết quả phong trào (đợt) thi đua trước, phát động phong trào (đợt) thi đua mới; trao thưởng (nếu có);

- Thủ trưởng cấp trên phát biểu chỉ đạo (nếu có); lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đáp từ;

- Đại diện cơ quan, đơn vị giao ước thi đua;

- Ký kết thi đua;

- Duyệt đội ngũ (khi phát động thi đua ở ngoài trời);

- Bế mạc.

Kết thúc mỗi phong trào thi đua có bắt buộc phải tổ chức sơ kết, tổng kết không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 118/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:

Kết thúc mỗi phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân hoặc đợt thi đua, các cơ quan, đơn vị tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua, lựa chọn cá nhân, tập thể xuất sắc tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

Đối với đợt thi đua dài ngày, có thể tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm.

Trước đây, căn cứ vào khoản 4 Điều 6 Thông tư 151/2018/TT-BQP (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định về nội dung tổ chức phong trào thi đua như sau:

Nội dung tổ chức phong trào thi đua
...
3. Triển khai các biện pháp tổ chức thi đua
a) Tổ chức quán triệt, động viên các tập thể, cá nhân tích cực hưởng ứng thi đua và đăng ký thi đua;
b) Kiểm tra, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn đơn vị;
c) Phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.
4. Sơ kết, tổng kết thi đua: Kết thúc mỗi phong trào thi đua hoặc đợt thi đua, phải tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua, lựa chọn tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng. Đối với đợt thi đua dài ngày có thể tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm.

Theo đó, cần tổ chức quán triệt, động viên các tập thể, cá nhân tích cực hưởng ứng thi đua và đăng ký thi đua;

Kiểm tra, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn đơn vị;

Phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.

Kết thúc mỗi phong trào thi đua hoặc đợt thi đua, phải tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua, lựa chọn tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

Đối với đợt thi đua dài ngày có thể tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm.

Phong trào thi đua
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua, đăng ký thi đua trong Tòa án nhân dân là gì?
Pháp luật
Khen thưởng phong trào thi đua là gì? Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Tòa án nhân dân gồm những gì?
Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức tổ chức thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân? Phong trào thi đua gồm các hoạt động nào?
Pháp luật
Tổ chức phong trào thi đua bao gồm những hình thức nào? Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua thuộc về ai?
Pháp luật
Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua trong Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng có những nội dung gì?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện chính sách giảm nghèo gắn với mục tiêu phát triển bền vững nhằm phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”?
Pháp luật
Những hoạt động đầu năm học 2022-2023 mà Thành phố Hồ Chí Minh cần phải triển khai thực hiện bao gồm những hoạt động nào?
Pháp luật
Cá nhân muốn đăng ký thi đua thường xuyên trong ngành Ngoại giao thì phải gửi bản đăng ký thi đua cho cơ quan nào?
Pháp luật
Hình thức tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước là gì? Gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Thực hiện phong trào thi đua Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ra sao?
Pháp luật
Nhiệm vụ đánh giá kết quả phong trào thi đua thuộc về Hội đồng thi đua khen thưởng cấp bộ hay cấp tỉnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phong trào thi đua
2,474 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phong trào thi đua

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phong trào thi đua

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào