Kế toán xã là gì? Tiêu chuẩn về trình độ phụ trách kế toán xã là gì? Nhiệm vụ của kế toán xã theo Nghị định 33?
Kế toán xã là gì? Tiêu chuẩn về trình độ phụ trách kế toán xã là gì?
Kế toán xã hay Công chức Tài chính - kế toán xã một vị trí trong hệ thống tài chính - kế toán của chính quyền địa phương tại các xã ở Việt Nam. Người làm công việc kế toán xã có trách nhiệm quản lý, giám sát và báo cáo các hoạt động tài chính của xã, bao gồm thu chi, ngân sách, và các khoản hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước dành cho xã.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã được quy định tại Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn của công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
2. Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
...
Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ phụ trách kế toán xã được quy định như sau:
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Lưu ý:
Theo Điều 38 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, trường hợp kế toán xã chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định nêu trên thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (tức 01/08/2023) phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Hết thời hạn này mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Kế toán xã là gì? Tiêu chuẩn về trình độ phụ trách kế toán xã là gì? Nhiệm vụ của kế toán xã theo Nghị định 33? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của kế toán xã được quy định như thế nào theo Nghị định 33?
Nhiệm vụ của kế toán xã được quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, ngân sách trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo quy định của pháp luật;
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nguồn vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công tại cấp xã; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều động, chuyển công tác và tiếp nhận kế toán xã từ xã, phường, thị trấn này đến làm việc ở xã, phường, thị trấn khác được thực hiện như thế nào?
Điều động, chuyển công tác và tiếp nhận kế toán xã từ xã, phường, thị trấn này đến làm việc ở xã, phường, thị trấn khác được quy định tại Điều 23 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động kế toán xã từ xã, phường, thị trấn này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc chuyển công tác, tiếp nhận kế toán xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc chuyển công tác đối với kế toán xã ra ngoài tỉnh và tiếp nhận công chức cấp xã từ tỉnh khác sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ nơi chuyển công tác và nơi tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử cho bao nhiêu khách hàng thì phải có kiểm toán viên công nghệ thông tin?
- Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu 7A được áp dụng trong trường hợp nào? Các lưu ý định dạng tệp tin khi đăng tải báo cáo lên Hệ thống?
- Số hóa là gì? Quyền số hóa thông tin của tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ thông tin?
- Sổ kế toán thuế nội địa được sử dụng để làm gì? Sổ kế toán thuế nội địa được ghi theo trình tự nào?
- Viễn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 không? Báo cáo tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 theo Hướng dẫn 4705 thế nào?