Kế toán viên là gì? Chứng chỉ kế toán viên được cấp cho người có phẩm chất đạo đức như thế nào?
Kế toán viên là gì?
Hiện nay, pháp luật không quy định khái niệm "Kế toán viên" là gì. Tuy nhiên, trên thực tế, kế toán viên có thể hiểu là người có nhiệm vụ ghi chép, phân tích và báo cáo thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Họ có trách nhiệm đảm bảo rằng các giao dịch tài chính được ghi lại một cách chính xác và kịp thời, đồng thời tuân thủ các quy định về kế toán và thuế.
Các nhiệm vụ chính của kế toán viên bao gồm:
- Ghi chép sổ sách: Ghi chép các giao dịch tài chính vào sổ sách kế toán.
- Lập báo cáo tài chính: Chuẩn bị các báo cáo tài chính như báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ...
- Phân tích tài chính: Phân tích dữ liệu tài chính để cung cấp thông tin hỗ trợ cho các quyết định quản lý.
- Quản lý thuế: Tính toán và chuẩn bị các tờ khai thuế, đảm bảo rằng tổ chức hoặc cá nhân tuân thủ các quy định về thuế.
- Kiểm soát nội bộ: Tham gia vào việc thiết lập và duy trì các hệ thống kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa gian lận và sai sót.
- Tư vấn tài chính: Cung cấp tư vấn cho quản lý về các vấn đề tài chính và chiến lược kinh doanh.
Kế toán viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn, hay làm việc cho các tổ chức chính phủ và các công ty kiểm toán. Họ là những người cần có kiến thức vững vàng về kế toán, tài chính, luật thuế và các phần mềm kế toán.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Kế toán 2015 thì kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Luật Kế toán 2015.
Kế toán viên là gì? Chứng chỉ kế toán viên được cấp cho người có phẩm chất đạo đức như thế nào? (Hình từ Internet)
Chứng chỉ kế toán viên được cấp cho người có phẩm chất đạo đức thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 57 Luật Kế toán 2015 như sau:
Chứng chỉ kế toán viên
1. Người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
c) Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.
2. Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.
3. Bộ Tài chính quy định điều kiện thi lấy chứng chỉ kế toán viên, thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ kế toán viên.
Theo đó, để được cấp chứng chỉ kế toán viên, người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
- Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.
Đối với người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.
Như vậy, chứng chỉ kế toán viên được cấp cho người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật và đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật.
Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 67 Luật Kế toán 2015, kế toán viên hành nghề có các trách nhiệm sau:
(1) Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
(2) Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
(3) Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
(4) Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
(5) Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
(6) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?