Kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên bao gồm những nội dung nào? Cơ quan nào có thẩm quyền lập kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên của địa phương?
Kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định nội dung kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên như sau:
Nội dung kế hoạch
1. Nội dung kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên bao gồm:
a) Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên;
b) Quản lý đơn vị dự bị động viên;
c) Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị;
d) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
đ) Công tác đảng, công tác chính trị;
e) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính.
2. Nội dung kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:
a) Thông báo quyết định huy động, lệnh huy động;
b) Tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;
c) Công tác đảng, công tác chính trị;
d) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính;
đ) Chỉ huy, điều hành việc huy động lực lượng dự bị động viên;
e) Bảo vệ trong quá trình tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.
3. Nội dung kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên bao gồm:
a) Quyết định về việc thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;
b) Tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;
c) Công tác đảng, công tác chính trị;
d) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính.
Theo đó, nội dung kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên bao gồm:
- Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên;
- Quản lý đơn vị dự bị động viên;
- Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị;
- Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
- Công tác đảng, công tác chính trị;
- Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính.
Kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền lập kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên của địa phương?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền lập kế hoạch
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền lập kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị Quân đội nhân dân.
Nhu vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên của địa phương.
Kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên được lập mới trong hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định như sau:
Rà soát, điều chỉnh, lập mới kế hoạch
1. Hằng năm, cơ quan, đơn vị được giao lập kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên phải rà soát kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên; trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Luật này quyết định việc điều chỉnh, hoặc lập mới kế hoạch trong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được điều chỉnh trong trường hợp có sự thay đổi nội dung nhưng chưa đến mức phải lập mới.
3. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi chỉ tiêu về quân nhân dự bị hoặc phương tiện kỹ thuật dự bị từ 30% trở lên;
b) Thay đổi địa phương giao hoặc đơn vị nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.
Như vậy, kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên được lập mới trong hợp sau đây:
- Thay đổi chỉ tiêu về quân nhân dự bị hoặc phương tiện kỹ thuật dự bị từ 30% trở lên;
- Thay đổi địa phương giao hoặc đơn vị nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?