Kế hoạch tuyển dụng viên chức đã được duyệt trước ngày 07 tháng 12 năm 2023 thì thực hiện theo quy định nào?
Kế hoạch tuyển dụng viên chức đã được duyệt trước ngày 07 tháng 12 năm 2023 thì thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 12 năm 2023.
2. Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào viên chức), thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Đối với trường hợp tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được ban hành thì ngoài việc áp dụng theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức, cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch quyết định áp dụng các quy định sau đây:
a) Quy định về ưu tiên trong tuyển dụng tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này;
b) Quy định về miễn thi ngoại ngữ tại khoản 4 Điều 1 Nghị định này;
c) Quy định về ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc trong trường hợp phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới tại khoản 11 Điều 1 Nghị định này.
..."
Theo quy đinh vừa nêu thì có thể thiểu kế hoạch tuyển dụng đã được duyệt trước ngày 07 tháng 12 năm 2023 thì được tiếp tục thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định 85/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Sau thời hạn 06 tháng mà không hoàn thành kế hoạch tuyển dụng thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
Đối với trường hợp tiếp tục thực hiện theo kế hoạch đã được ban hành thì ngoài việc áp dụng theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch quyết định áp dụng các quy định sau đây:
- Quy định về ưu tiên trong tuyển dụng tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP;
- Quy định về miễn thi ngoại ngữ tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP;
- Quy định về ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc trong trường hợp phát sinh nhu cầu tuyển dụng mới tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
Kế hoạch tuyển dụng viên chức đã được duyệt trước ngày 07 tháng 12 năm 2023 thì thực hiện theo quy định nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch tuyển dụng viên chức được lập dựa trên những căn cứ nào?
Theo Điêu 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP) thì kế hoạch tuyển dụng viên chức được lập dựa trên nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền xây dựng kế hoạch tuyển dụng, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan quản lý viên chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng.
Nội dung kế hoạch tuyển dụng viên chức sẽ bao gồm những nội dung sau:
(1) Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập;
(2) Số lượng người cần tuyển ở từng vị trí việc làm, trong đó xác định các vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng. Các vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng phải có tiêu chuẩn, điều kiện giống nhau, cùng Hội đồng thi, áp dụng hình thức thi viết (vòng 2) và chung đề thi;
(3) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
(4) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
(5) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
(6) Các nội dung khác (nếu có).
Đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng và quyết định kế hoạch tuyển dụng theo quy định tại khoản này mà không phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.
Dựa theo trình độ đào tạo thì việc phân loại viên chức sẽ được thực hiện như thế nào?
Việc phân loại viên chức theo trình độ đào tạo được thực hiện theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?