Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản được xây dựng và triển khai như thế nào và bao gồm những nội dung gì?
Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản được xây dựng và triển khai như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Hằng năm, Chi cục Thú y chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản (sau đây gọi chung là Kế hoạch) theo các bước sau:
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả và chỉ rõ những nguyên nhân vướng mắc, tồn tại, bất cập trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch của năm đang thực hiện; đề xuất nội dung cần Điều chỉnh, bổ sung cho Kế hoạch năm sau.
- Đánh giá cụ thể về vai trò, tầm quan trọng, hiện trạng và xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương; tổng hợp, phân tích số liệu diện tích nuôi các động vật thủy sản chủ lực tại địa phương.
- Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả quan trắc, cảnh bảo môi trường; các nguồn nước chính cung cấp cho vùng nuôi; thực trạng xả thải tại các vùng nuôi; kết quả giám sát dịch bệnh động vật thủy sản, tình hình dịch bệnh (mô tả chi Tiết theo không gian, thời gian và động vật thủy sản mắc bệnh); các yếu tố nguy cơ liên quan đến quá trình phát sinh, lây lan dịch bệnh động vật thủy sản ở địa phương; các chỉ tiêu dịch tễ và chỉ tiêu liên quan cần xét nghiệm nhằm xác định mức độ nguy cơ phát sinh, dự báo khả năng phát sinh, lây lan dịch bệnh động vật thủy sản tại địa phương.
- Xác định các nguồn lực cần thiết, bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài chính để triển khai các biện pháp phòng, chống, hỗ trợ chủ cơ sở nuôi, giám sát môi trường, dịch bệnh, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ Điều kiện công bố dịch và khi công bố dịch.
- Căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam và văn bản hướng dẫn về giám sát, Điều tra dịch bệnh, Điều kiện vệ sinh môi trường nuôi trồng thủy sản, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, diện tích nuôi trồng thủy sản để đề xuất các chỉ tiêu, tần suất, vị trí thu mẫu, số lượng mẫu động vật thủy sản, môi trường.
- Xây dựng Kế hoạch gồm các nội dung quy định tại Điều 7 Thông tư này.
- Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Sở trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí trước ngày 30/11 hằng năm.
- Gửi Kế hoạch đã được phê duyệt đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y để phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát thực hiện.
- Tổ chức triển khai Kế hoạch.
- Trường hợp Điều chỉnh Kế hoạch, Chi cục Thú y gửi Kế hoạch Điều chỉnh đã được phê duyệt đến Cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y.
Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 7 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định cụ thể:
Nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
1. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 10 của Thông tư này.
2. Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch.
3. Dự trù vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống, hỗ trợ cho chủ cơ sở nuôi khi công bố dịch và cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ Điều kiện công bố dịch.
4. Dự trù các trang thiết bị cần đầu tư, bổ sung, hiệu chỉnh để phục vụ công tác chẩn đoán xét nghiệm, giám sát, Điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu.
5. Kiểm dịch giống; kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường thuốc thú y, vắc xin, hóa chất tại địa phương.
6. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn cho người nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức thú y thủy sản: Các quy định của pháp luật về nuôi, phòng chống dịch bệnh, yêu cầu chất lượng sản phẩm, các văn bản hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên ngành thú y, nuôi trồng thủy sản.
7. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai Kế hoạch.
8. Họp sơ kết, tổng kết, phân tích và nhận định tình hình dịch bệnh; đánh giá các biện pháp phòng, trị bệnh đã triển khai và đưa ra những Điều chỉnh phù hợp và hiệu quả.
Theo đó, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản bao gồm những nội dung nêu trên.
Động vật thủy sản (Hình từ internet)
Phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về nguyên tắc phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản như sau:
Nguyên tắc phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản
1. Phòng bệnh là chính, bao gồm giám sát mầm bệnh chủ động, quan trắc môi trường, thu thập thông tin bệnh, thông tin hoạt động nuôi trồng thủy sản kết hợp với thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn chủ cơ sở nuôi chủ động thực hiện phòng, chống dịch bệnh.
2. Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản phải bảo đảm chủ động, tích cực, kịp thời và hiệu quả.
3. Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản là trách nhiệm của tổ chức, chủ cơ sở nuôi, người buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.
4. Thông tin, dữ liệu dịch bệnh động vật thủy sản phải được ghi chép, quản lý, phân tích và báo cáo kịp thời, chính xác và đầy đủ theo hướng dẫn của Cục Thú y; thông tin, dữ liệu nuôi động vật thủy sản và quan trắc môi trường được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản.
Theo đó, phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản dựa trên nguyên tắc sau đây:
- Phòng bệnh là chính, bao gồm giám sát mầm bệnh chủ động, quan trắc môi trường, thu thập thông tin bệnh, thông tin hoạt động nuôi trồng thủy sản kết hợp với thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn chủ cơ sở nuôi chủ động thực hiện phòng, chống dịch bệnh.
- Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản phải bảo đảm chủ động, tích cực, kịp thời và hiệu quả.
- Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản là trách nhiệm của tổ chức, chủ cơ sở nuôi, người buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.
- Thông tin, dữ liệu dịch bệnh động vật thủy sản phải được ghi chép, quản lý, phân tích và báo cáo kịp thời, chính xác và đầy đủ theo hướng dẫn của Cục Thú y; thông tin, dữ liệu nuôi động vật thủy sản và quan trắc môi trường được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?