Kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước hằng năm được xây dựng dựa trên các cơ sở nào?
Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng nhà nước là cơ quan gì?
Căn cứ theo Điều 62 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định kiểm toán nội bộ cụ thể như sau:
Kiểm toán nội bộ
1. Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
2. Quy chế kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Như vậy, theo quy định nêu trên, kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước hằng năm được xây dựng dựa trên các cơ sở nào? (Hình từ Internet).
Kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước hằng năm được xây dựng dựa trên các cơ sở nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định kế hoạch kiểm toán nội bộ bao gồm kế hoạch kiểm toán hằng năm và kế hoạch kiểm toán chi tiết như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ
Kế hoạch kiểm toán nội bộ bao gồm kế hoạch kiểm toán hằng năm và kế hoạch kiểm toán chi tiết:
1. Kế hoạch kiểm toán hằng năm: Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch điều hành chính sách hằng năm, kết quả đánh giá rủi ro và nguồn nhân lực hiện có, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước hằng năm trình Thống đốc phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và thông báo kế hoạch kiểm toán tới các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm bao gồm nội dung, phạm vi, đối tượng kiểm toán và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Theo định hướng rủi ro: Những hoạt động, nghiệp vụ và các đơn vị điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được ưu tiên tập trung nguồn lực kiểm toán với chu kỳ, tần suất cao hơn.
b) Đảm bảo tính toàn diện: Tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị đều được kiểm toán.
c) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện được các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu của Thống đốc hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đơn vị.
d) Được điều chỉnh kế hoạch khi có thay đổi cơ bản về nội dung, phạm vi kiểm toán, diễn biến rủi ro, nguồn lực hiện có hoặc theo yêu cầu của Thống đốc.
2. Kế hoạch kiểm toán chi tiết: Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán hằng năm đã được Thống đốc phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ xây dựng và ban hành kế hoạch, phương án kiểm toán chi tiết phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tế của từng cuộc kiểm toán, trong đó dự kiến thời gian kiểm toán, thành phần Đoàn kiểm toán, trọng tâm kiểm toán và các yêu cầu khác có liên quan. Việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của cuộc kiểm toán thực hiện theo quy định tại Quy trình kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch điều hành chính sách hằng năm, kết quả đánh giá rủi ro và nguồn nhân lực hiện có mà Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước hằng năm trình Thống đốc phê duyệt.
- Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm bao gồm nội dung, phạm vi, đối tượng kiểm toán và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Theo định hướng rủi ro: Những hoạt động, nghiệp vụ và các đơn vị điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được ưu tiên tập trung nguồn lực kiểm toán với chu kỳ, tần suất cao hơn.
+ Đảm bảo tính toàn diện: Tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị đều được kiểm toán.
+ Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện được các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu của Thống đốc hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đơn vị.
+ Được điều chỉnh kế hoạch khi có thay đổi cơ bản về nội dung, phạm vi kiểm toán, diễn biến rủi ro, nguồn lực hiện có hoặc theo yêu cầu của Thống đốc.
Vụ kiểm toán nội bộ có thẩm quyền quyết định cách thức, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ như sau:
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ
1. Thống đốc quyết định cách thức, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp trên cơ sở quy định của pháp luật và yêu cầu của công tác quản lý, điều hành hoạt động Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
2. Vụ Kiểm toán nội bộ tham mưu, đề xuất Thống đốc:
a) Cách thức, phương pháp xây dựng, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp, hiệu lực, hiệu quả.
b) Ban hành quy định hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
c) Chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các đơn vị; đề xuất Thống đốc các biện pháp hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
d) Đề xuất việc cung cấp, khai thác các thông tin, tài liệu liên quan để thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc quyết định cách thức, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước thuộc về Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Do đó, Vụ kiểm toán nội bộ không có thẩm quyền quyết định cách thức, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?