Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước trung hạn gồm những nội dung cơ quan bản nào?

Cho hỏi khi xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước trung hạn thì cần đảm bảo kế hoạch thể hiện được những nội dung cơ bản nào? Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước trung hạn có thời gian thực hiện là bao nhiêu năm? Câu hỏi của anh Quân từ Thái Bình

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước trung hạn thuộc về ai?

Căn cứ Điều 12 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch như sau:

Thẩm quyền ban hành kế hoạch
1. Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn và hằng năm của Kiểm toán nhà nước.
2. Thủ trưởng các đơn vị phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng hằng năm của đơn vị.

Như vậy, Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ là người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước trung hạn của Kiểm toán nhà nước.

Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước trung hạn gồm những nội dung cơ quan bản nào?

Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước trung hạn gồm những nội dung cơ quan bản nào? (Hình từ Internet)

Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước trung hạn gồm những nội dung cơ quan bản nào?

Căn cứ Điều 13 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về nội dung cơ bản của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước như sau:

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
1. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước bao gồm kế hoạch chiến lược, dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài.
Nội dung cơ bản của kế hoạch chiến lược, dài hạn và trung hạn về đào tạo, bồi dưỡng, gồm: Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong giai đoạn trước; định hướng, mục tiêu gắn với định hướng phát triển Kiểm toán nhà nước; các hoạt động gắn với các chỉ tiêu, thời hạn cụ thể và các giải pháp; dự toán kinh phí; nhận diện, đánh giá rủi ro và đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro (nếu có).
2. Kế hoạch hằng năm về đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở các kế hoạch chiến lược, dài hạn và trung hạn, trong đó tập trung xác định cụ thể các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, như: Đối tượng, số lượng học viên, số lượng lớp, thời gian, địa điểm, dự toán kinh phí và đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp.
3. Kế hoạch chiến lược, dài hạn và trung hạn về đào tạo, bồi dưỡng được ban hành chậm nhất trước ngày 30/6 của năm đầu kế hoạch. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm được ban hành chậm nhất trước ngày 30/11 của năm xây dựng kế hoạch.

Theo quy định thì kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước sẽ bao gồm kế hoạch chiến lược, dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài.

Nội dung cơ bản của kế hoạch chiến lược trung hạn về đào tạo, bồi dưỡng, gồm:

- Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong giai đoạn trước;

- Định hướng, mục tiêu gắn với định hướng phát triển Kiểm toán nhà nước;

- Các hoạt động gắn với các chỉ tiêu, thời hạn cụ thể và các giải pháp;

- Dự toán kinh phí;

- Nhận diện, đánh giá rủi ro và đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro (nếu có).

Kế hoạch chiến lược trung hạn về đào tạo, bồi dưỡng Kiểm toán viên nhà nước phải được ban hành chậm nhất trước ngày 30/6 của năm đầu kế hoạch.

Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước trung hạn có thời gian thực hiện là bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 2 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về thời gian thực hiện đối với kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước trung hạn như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Phân cấp trong đào tạo, bồi dưỡng là việc Tổng Kiểm toán nhà nước giao Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc được quyết định một số nội dung về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước. Thủ trưởng đơn vị được phân cấp phải chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước và trước pháp luật về các quyết định của mình.
8. Bồi dưỡng ngắn hạn là các khóa học có thời gian học không quá 03 tháng, tính từ ngày khai giảng đến khi kết thúc khóa học.
9. Đào tạo, bồi dưỡng dài hạn là các khóa học có thời gian học trên 03 tháng, tính từ ngày khai giảng đến khi kết thúc khóa học.
10. Kế hoạch chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng là phần kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong Kế hoạch chiến lược phát triển của Kiểm toán nhà nước.
11. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn là kế hoạch có thời gian từ 05 năm trở lên; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trung hạn là kế hoạch 05 năm theo từng giai đoạn phát triển của Kiểm toán nhà nước hoặc kế hoạch gối đầu giữa các kế hoạch 05 năm về đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.

Theo đó, thời gian thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước trung hạn là 05 năm theo từng giai đoạn phát triển của Kiểm toán nhà nước hoặc kế hoạch gối đầu giữa các kế hoạch 05 năm về đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước.

Kiểm toán viên Nhà nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm toán viên nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Kiểm toán viên nhà nước có được tổ chức cưới hỏi xa hoa không? Kiểm toán viên nhà nước không được viết đơn tố cáo giấu tên?
Pháp luật
Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo với ai khi đơn vị được kiểm toán có hành vi sử dụng lãng phí tài sản công?
Pháp luật
Kiểm toán viên nhà nước là lãnh đạo, quản lý phải ứng xử trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Pháp luật
Kiểm toán viên nhà nước phải ứng xử với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý như thế nào? Mục đích của quy tắc ứng xử?
Pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước từ 20/8/2024?
Pháp luật
16 hành vi nghiêm cấm Kiểm toán viên nhà nước trong ứng xử nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ra sao?
Pháp luật
Có bao nhiêu ngạch Kiểm toán viên nhà nước? Những đối tượng nào được dự thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước?
Pháp luật
Kiểm toán viên nhà nước được bổ nhiệm lên ngạch Kiểm toán viên nhà nước cao hơn có được đổi thẻ Kiểm toán viên nhà nước không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán viên nhà nước? Kiểm toán viên nhà nước có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước thế nào? Quyền hạn Kiểm toán nhà nước ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm toán viên Nhà nước
795 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán viên Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán viên Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào