IMO là gì? Tổng hợp mức thu hội phí IMO đối với tàu biển Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành?
IMO là gì?
IMO viết tắt của cụm International Maritime Organization hay được biết đến là Tổ chức hàng hải quốc tế, tổ chức này được thành lập trên cơ sở Công ước 1948 (có hiệu lực năm 1958) với chức năng thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng hải.
Tổ chức hàng hải quốc tế ban đầu được gọi là Tổ chức tư vấn hàng hải liên chính phủ (IMCO). Tháng 5 năm 1982, tổ chức này chính thức được đổi tên thành Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
Năm 1960, Tổ chức Hàng hải quốc tế đã ký một thỏa thuận với Liên hợp quốc để trở thành cơ quan chuyên môn của tổ chức này (theo Điều 57 Hiến chương Liên hợp quốc và Điều 63 Hiến chương Liên hợp quốc).
Tổ chức Hàng hải quốc tế duy trì quan hệ với nhiều tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ khác, có trụ sở chính tại London (Anh) và là tổ chức chuyên môn duy nhất của LHQ có trụ sở tại Anh.
Tuy nhiên, Đại hội đồng có thể họp ở nơi khác nếu được đa số 2/3 tổng số thành viên đồng ý.
IMO là gì? Tổng hợp mức thu hội phí IMO đối với tàu biển Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành? (Hình từ internet)
Tổng hợp mức thu hội phí IMO đối với tàu biển Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành? Hội phí IMO chi cho những nội dung gì?
Mức thu hội phí IMO được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2012/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 2637/QĐ-BGTVT năm 2012 cụ thể như sau:
Tổng dung tích (GT) | Tổng dung tích (GT) |
100 | 10 Bảng Anh |
101 - 500 | 10 + (V- 100) x 0,07 |
501 - 1.000 | 38 +(V- 500) x 0,065 |
1.001 - 2.000 | 70,5+ (V- 1.000) x 0,06 |
2.001 - 3.000 | 130,5 + (V - 2.000) x 0,055 |
3.001 - 4.000 | 185,5 + (V - 3.000) x 0,05 |
4.001 – 5.000 | 235,5 + (V - 4.000) x 0,045 |
5.001 - 6.000 | 280,5 + (V - 5.000) x 0,04 |
6.001 - 7.000 | 320,5 + (V - 6.000) x 0,035 |
7.001 - 8.000 | 355,5 + (V - 7.000) x 0,03 |
8.001 - 9.000 | 385,5 + (V - 8.000) x 0,025 |
9.001 - 10.000 | 410,5 + (V - 9.000) x 0,02 |
10.001 - 11.000 | 430,5 + (V - 10.000) x 0,015 |
11.001 - 12.000 | 445,5 + (V - 11.000) x 0,01 |
Trên 12.000 | 455,5 + (V - 12.000) x 0,005 |
Về công thức tính hội phí IMO được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2012/TT-BGTVT như sau:
HP = BA + (V - G) x K |
Trong đó:
HP: Mức thu hội phí IMO;
BA: Mức thu tối thiểu đối với từng loại tàu (tính bằng đồng Bảng Anh);
V: Tổng dung tích của tàu để tính phí (GT);
G: Mức giảm trừ dung tích của tàu có dung tích lớn nhất ở mức trên liền kề;
K: Hệ số điều chỉnh mức thu theo dung tích từng tàu.
Về các nội dung chi hội phí IMO được quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2012/TT-BGTVT như sau:
Nội dung chi hội phí IMO
Hội phí IMO chi theo các nội dung sau:
1. Đóng hội phí IMO theo thông báo của IMO;
2. Chi phí tham dự các hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo của IMO tại nước ngoài;
3. Chi tiếp các đoàn vào của tổ chức IMO;
4. Hội nghị, hội thảo chuyên đề, tuyên truyền phổ biến các quy định của IMO;
5. Chi khác: vật tư văn phòng, in ấn, dịch tài liệu, đào tạo, chênh lệch tỷ giá, lệ phí chuyển tiền.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành thu hội phí IMO tại Việt Nam?
Thẩm quyền thực hiện thu hội phí IMO được quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2012/TT-BGTVT như sau:
Tổ chức thu hội phí IMO
1. Văn phòng Cục hàng hải Việt Nam, các Chi cục Hàng hải và Cảng vụ hàng hải (gọi tắt là cơ quan thu hội phí IMO) thực hiện thu hội phí IMO theo quy định tại Thông tư này.
2. Các cơ quan được giao thu hội phí IMO có trách nhiệm thực hiện thu đúng, thu đủ theo quy định của Thông tư này.
3. Việc thu hội phí IMO phải bảo đảm các yêu cầu:
a) Công khai cách tính mức thu tại nơi cơ quan thu hội phí IMO;
b) Chủ tàu nộp hội phí IMO có thể nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản về tài khoản của cơ quan được giao thu hội phí IMO; trường hợp hội phí IMO nộp bằng chuyển khoản thì tổ chức, cá nhân nộp hội phí IMO phải nộp giấy ủy nhiệm chi chuyển tiền có xác nhận của ngân hàng nơi tổ chức, cá nhân nộp tiền.
4. Tàu biển được cấp giấy chứng nhận đã nộp hội phí IMO sau khi chủ tàu đã nộp đủ hội phí IMO theo quy định.
5. Các Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm kiểm tra việc nộp hội phí IMO đối với các tàu biển. Trường hợp phát hiện tàu chưa nộp hội phí IMO thì thực hiện thu theo quy định tại Thông tư này.
Theo đó, thẩm quyền tiến hành thu hội phí IMO tại Việt Nam thuộc về Văn phòng Cục Hàng hải Việt Nam, các Chi cục Hàng hải và Cảng vụ hàng hải.
Lưu ý: Việc thu hội phí IMO áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có tàu biển Việt Nam có tổng dung tích từ 100 GT trở lên, trừ những tàu quân sự và tàu công vụ không được sử dụng vì mục đích thương mại (theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 25/2012/TT-BGTVT).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?