Hướng dẫn thực hiện thủ tục công nhận chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam? Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận?
Hướng dẫn thực hiện thủ tục công nhận chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2024/TT-BTTTT quy định về trình tự, thủ tục công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam, lựa chọn hình thức trực tiếp hoặc đường bưu điện hoặc trực tuyến theo hướng dẫn sau:
a) Gửi trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia), địa chỉ số 18 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
b) Gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (Cổng dịch vụ công quốc gia, https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, https://dichvucong.mic.gov.vn).
c) Văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công nhận hoặc chứng nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị công nhận chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam, lựa chọn hình thức trực tiếp hoặc đường bưu điện hoặc trực tuyến theo hướng dẫn sau:
- Gửi trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia), địa chỉ số 18 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
- Gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (Cổng dịch vụ công quốc gia, https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, https://dichvucong.mic.gov.vn).
- Văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công nhận hoặc chứng nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
Hướng dẫn thực hiện thủ tục công nhận chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam? Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận? (hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam?
Theo Điều 7 Thông tư 06/2024/TT-BTTTT quy định về trình tự, thủ tục công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy công nhận theo mẫu tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia cập nhật chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận vào danh sách tin cậy và công bố trên Hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy.
4. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có thông báo và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp cá nhân, tổ chức lựa chọn thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, dịch vụ công trực tuyến, việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả được thực hiện theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử và pháp luật về giao dịch điện tử.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền công nhận, cấp giấy công nhận chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam là Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thời hạn công nhận chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu năm?
Theo Điều 8 Thông tư 06/2024/TT-BTTTT quy định về thời hạn công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam:
Thời hạn công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam.
1. Thời hạn công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam là 05 (năm) năm nhưng không quá thời hạn hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử đó.
2. Trường hợp thay đổi thông tin dẫn đến thay đổi chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài đã được công nhận tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân báo cáo việc thay đổi và đề nghị công nhận lại chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài theo hồ sơ, trình tự được nêu tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này.
Như vậy, thời hạn công nhận chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam là 05 (năm) năm nhưng không quá thời hạn hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 trường hợp được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát trước thời hạn? Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát?
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?