Hướng dẫn phương pháp kế toán khi nhà đầu tư mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết?
Vốn góp vào công ty liên doanh, liên kết được phản ánh thông qua tài khoản nào?
Vốn góp vào công ty liên doanh, liên kết được quy định tại khoản 1 Điều 42 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết; tình hình thu hồi vốn đầu tư liên doanh, liên kết; các khoản lãi, lỗ phát sinh từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết. Tài khoản này không phản ánh các giao dịch dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân.
...
Theo đó, vốn góp vào công ty liên doanh, liên kết được phản ánh thông qua tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.
Lưu ý: Tài khoản này không phản ánh các giao dịch dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân.
Vốn góp vào công ty liên doanh, liên kết được phản ánh thông qua tài khoản nào? (Hình từ Internet)
Mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết được quy định thế nào?
Hình thức mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết được quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác
1. Các khoản đầu tư vào đơn vị khác gồm các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết và các khoản đầu tư góp vốn khác với mục đích nắm giữ lâu dài. Việc đầu tư có thể thực hiện dưới các hình thức:
a) Đầu tư dưới hình thức góp vốn vào đơn vị khác (do bên được đầu tư huy động vốn): Theo hình thức này, tài sản của bên góp vốn được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của bên nhận vốn góp;
b) Đầu tư dưới hình thức mua lại phần vốn góp tại đơn vị khác (mua lại phần vốn của chủ sở hữu): Theo hình thức này, tài sản của bên mua (bên đầu tư, nhận chuyển nhượng vốn góp) được chuyển cho bên bán (bên chuyển nhượng vốn góp) mà không được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của đơn vị phát hành công cụ vốn (bên được đầu tư).
...
Theo đó, mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết là một hình thức mà tài sản của bên mua (bên đầu tư, nhận chuyển nhượng vốn góp) được chuyển cho bên bán (bên chuyển nhượng vốn góp) mà không được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán của đơn vị phát hành công cụ vốn (bên được đầu tư).
Hướng dẫn phương pháp kế toán khi nhà đầu tư mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết?
Phương pháp kế toán trong trường hợp nhà đầu tư mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết được hướng dẫn cụ thể tại tiết 3.4 khoản 3 Điều 42 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể:
Tại ngày mua, nhà đầu tư xác định và phản ánh giá phí khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền đồng kiểm soát tại công ty liên doanh, liên kết cộng (+) Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại phần vốn góp tại công ty liên doanh, liên kết.
- Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thanh toán bằng tiền, hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có các TK 111, 112, 121,...
- Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thực hiện bằng cách phát hành cổ phiếu:
+ Nếu giá phát hành (theo giá trị hợp lý) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi lớn hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo giá trị hợp lý)
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (theo mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu).
+ Nếu giá phát hành (theo giá trị hợp lý) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo giá trị hợp lý)
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)
Có TK 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu (theo mệnh giá).
+ Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần
Có các TK 111, 112,...
- Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được thanh toán bằng tài sản phi tiền tệ:
+ Trường hợp trao đổi bằng TSCĐ, khi đưa TSCĐ đem trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
Đồng thời ghi tăng thu nhập khác và tăng khoản đầu tư vào công ty liên doanh do trao đổi TSCĐ:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có).
+ Trường hợp trao đổi bằng sản phẩm, hàng hoá, khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có các TK 155, 156,...
Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng và ghi tăng khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311).
- Nếu việc đầu tư vào công ty liên doanh được bên mua thanh toán bằng việc phát hành trái phiếu:
+ Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu theo mệnh giá, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo giá trị hợp lý)
Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu.
+ Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có chiết khấu, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo giá trị hợp lý)
Nợ TK 34312 - Chiết khấu trái phiếu (phần chiết khấu)
Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu.
+ Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có phụ trội, ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (theo giá trị hợp lý)
Có TK 34311 - Mệnh giá trái phiếu
Có TK 34313 - Phụ trội trái phiếu (phần phụ trội).
+ Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết như chi phí tư vấn pháp lý, thẩm định giá..., ghi:
Nợ TK 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết
Có các TK 111, 112, 331,...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?