Hướng dẫn phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy mô số lượng người sử dụng theo Nghị định 137?
- Hướng dẫn phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy mô số lượng người sử dụng theo Nghị định 137?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm như thế nào?
- Tài khoản giao dịch điện tử do chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử cấp đúng không?
Hướng dẫn phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy mô số lượng người sử dụng theo Nghị định 137?
Tại Điều 17 Nghị định 137/2024/NĐ-CP có hướng dẫn phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy mô số lượng người sử dụng, cụ thể như sau:
(1) Người sử dụng trên hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử khi người sử dụng đó có ít nhất một hoạt động: đăng nhập, truy cập thông tin, sử dụng dịch vụ trên hệ thống thông tin đó.
(2) Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử quy mô lớn là hệ thống thông tin có số lượng người sử dụng trung bình theo tháng tại Việt Nam từ 3% đến 10% tổng dân số theo công bố chính thức gần nhất của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử quy mô rất lớn là hệ thống thông tin có số lượng người sử dụng trung bình theo tháng tại Việt Nam trên 10% tống dân số theo công bố chính thức gần nhất của cơ quan có thẩm quyền.
(4) Số liệu được sử dụng để xác định quy mô hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy định tại khoản (2), khoản (3) là trung bình cộng số lượng người sử dụng có hoạt động trên nền tảng của 12 tháng gần nhất.
(5) Bộ Thông tin và Truyền thông theo từng thời kỳ thực hiện đánh giá, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hướng dẫn phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy mô số lượng người sử dụng theo Nghị định 137? (Hình từ Internet)
Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 47 Luật Giao dịch điện tử 2023 như sau:
Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử
1. Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Cung cấp thông tin bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ công tác đo lường, thống kê, giám sát, thanh tra, kiểm tra, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giao dịch điện tử; chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử;
c) Giám sát an toàn hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của mình theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
2. Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Công bố công khai, phổ biến cơ chế phản ánh vướng mắc và xử lý vướng mắc phát sinh trong giao dịch điện tử;
c) Công bố công khai, phổ biến cơ chế phản ánh và xử lý nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng số trung gian từ nguồn phản ánh được đánh giá là tin cậy;
d) Định kỳ hằng năm, báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về vụ việc đã xảy ra hoặc vụ việc có dấu hiệu, nguy cơ lợi dụng hệ thống thông tin để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
...
Theo đó, chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023 và pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Cung cấp thông tin bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ công tác đo lường, thống kê, giám sát, thanh tra, kiểm tra, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giao dịch điện tử; chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử;
- Giám sát an toàn hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của mình theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Tài khoản giao dịch điện tử do chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử cấp đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 46 Luật Giao dịch điện tử 2023 như sau:
Tài khoản giao dịch điện tử
1. Tài khoản giao dịch điện tử do chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử cấp và được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này.
2. Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử, nhằm lưu trữ lịch sử giao dịch và bảo đảm chính xác trình tự giao dịch của chủ tài khoản, có giá trị chứng minh lịch sử giao dịch của các bên tham gia theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng tài khoản giao dịch điện tử phù hợp với nhu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Lịch sử giao dịch của tài khoản giao dịch điện tử có giá trị pháp lý để chứng minh giao dịch khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử phải bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng;
b) Gắn duy nhất với một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là chủ tài khoản giao dịch điện tử;
c) Bảo đảm chính xác thời gian giao dịch từ nguồn thời gian theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
Như vậy, tài khoản giao dịch điện tử do chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử cấp theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn trình độ đào tạo đối với chức danh Y tế công cộng hạng 2? Yêu cầu kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thế nào?
- Phương tiện xác thực là gì? Tài khoản định danh điện tử mức độ 01 có cần dựa vào phương tiện xác thực không?
- Chủ đầu tư khi chuyển nhượng dự án bất động sản có phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan không?
- Hướng dẫn xếp loại đoàn viên theo 04 mức mới nhất? Đoàn viên sinh hoạt tại chi đoàn bao nhiêu tháng thì thực hiện đánh giá, xếp loại?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong trường hợp nào? Bộ phận kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ gì?