Hướng dẫn kế toán Tài khoản 228 khi doanh nghiệp đầu tư mua cổ phiếu nhưng không có quyền kiểm soát đối với bên được đầu tư?
Tài khoản 228 là tài khoản gì?
Tài khoản 228 được quy định tại Điều 43 Thông tư 200/2014/TT-BTC tài khoản 228 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại đầu tư khác (ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, vốn góp vào công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết), như:
- Các khoản đầu tư vào công cụ vốn của đơn vị khác nhưng không có quyền kiểm soát hoặc đồng kiểm soát, không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư;
- Các khoản kim loại quý, đá quý không sử dụng như nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc mua vào – bán ra như hàng hóa; Tranh, ảnh, tài liệu, vật phẩm có giá trị không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.
- Các khoản đầu tư khác.
Doanh nghiệp không phản ánh các hoạt động đầu tư, góp vốn liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân trong tài khoản này.
Lưu ý:
- Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản đầu tư khác theo số lượng, đối tượng được đầu tư.
- Kế toán tuân thủ các nguyên tắc chung đối với các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo quy định tại Điều 40 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Hướng dẫn kế toán Tài khoản 228 khi doanh nghiệp đầu tư mua cổ phiếu nhưng không có quyền kiểm soát đối với bên được đầu tư? (hình từ internet)
Tài khoản 228 có bao nhiêu tài khoản cấp 2?
Tài khoản 228 được quy định tại Điều 43 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 228 - Đầu tư khác
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 228 - Đầu tư khác
Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư khác tăng.
Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư khác giảm.
Số dư bên Nợ: Giá trị khoản đầu tư khác hiện có tại thời điểm báo cáo.
Tài khoản 228 "Đầu tư khác" có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2281 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: Phản ánh các khoản đầu tư công cụ vốn nhưng doanh nghiệp không có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư.
- Tài khoản 2288 - Đầu tư khác: Phản ánh các khoản đầu tư vào tài sản phi tài chính ngoài bất động sản đầu tư và các khoản đã được phản ánh trong các tài khoản khác liên quan đến hoạt động đầu tư. Các khoản đầu tư khác có thể gồm kim loại quý, đá quý (không sử dụng như hàng tồn kho), tranh, ảnh, tài liệu, vật phẩm khác có giá trị (ngoài những khoản được phân loại là TSCĐ)... không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường nhưng được mua với mục đích nắm giữ chờ tăng giá.
Theo đó, Tài khoản 228 có 2 tài khoản cấp 2 gồm:
- Tài khoản 2281 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác;
- Tài khoản 2288 - Đầu tư khác.
Hướng dẫn kế toán Tài khoản 228 khi doanh nghiệp đầu tư mua cổ phiếu nhưng không có quyền kiểm soát đối với bên được đầu tư?
Căn cứ điểm 3.1 khoản 3 Điều 43 Thông tư 200/2014/TT-BTC có hướng dẫn kế toán Tài khoản 228 khi doanh nghiệp đầu tư mua cổ phiếu nhưng không có quyền kiểm soát đối với bên được đầu tư như sau:
(i) Trường hợp đầu tư bằng tiền
Nợ TK 228 - Đầu tư khác (2281) (theo giá gốc khoản đầu tư + Chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động đầu tư, như chi phí môi giới,...)
Có các TK 111, 112.
(ii) Trường hợp đầu tư bằng tài sản phi tiền tệ:
- Trường hợp góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ, căn cứ vào giá đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi:
Nợ TK 228 - Đầu tư khác (2281)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá, giá trị còn lại của TSCĐ)
Có các TK 152, 153, 156, 211, 213,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá, giá trị còn lại của TSCĐ).
- Trường hợp mua lại phần vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ:
+ Trường hợp trao đổi bằng TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có các TK 211, 213 (nguyên giá).
Đồng thời ghi nhận thu nhập khác và tăng khoản đầu tư dài hạn khác do trao đổi TSCĐ:
Nợ TK 228 - Đầu tư khác (2281) (tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá trị hợp lý khoản đầu tư nhận được)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có).
+ Trường hợp trao đổi bằng sản phẩm, hàng hoá, khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có các TK 155, 156,...
Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng và ghi tăng khoản đầu tư khác:
Nợ TK 228 - Đầu tư khác (2281) (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá trị hợp lý của khoản đầu tư nhận được)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?