Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
* Phạm vi áp dụng Thông tư 133 và Thông tư 200
- Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
- Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành áp dụng đối với:
+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
* Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200:
(1) Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Thông tư 133/2016/TT-BTC:
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
- Tài khoản 3338 - Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước về thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác, như: Thuế môn bài, thuế nhà thầu nước ngoài...
TK 3338 có 2 tài khoản cấp 3:
+ TK 33381: Thuế bảo vệ môi trường: Phản ánh số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN;
+ TK 33382: Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. Doanh nghiệp được chủ động mở các TK cấp 4 chi tiết cho từng loại thuế phù hợp với yêu cầu quản lý.
...
Và Điều 64 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định như sau:
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh
1. Nguyên tắc kế toán
1.1. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
...
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...).
...
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421 - Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
- Tài khoản 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
...
Như vậy, đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì hạch toán thuế môn bài như sau:
- Nợ 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 3338 (TK 33382) - Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. Doanh nghiệp được chủ động mở các TK cấp 4 chi tiết cho từng loại thuế phù hợp với yêu cầu quản lý.
(2) Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 200
Căn cứ khoản 2 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:
...
- Tài khoản 3338- Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác, như: Thuế môn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam...
+ TK 33381: Thuế bảo vệ môi trường: Phản ánh số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, đã nộp và còn phải nộp;
+ TK 33382: Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. Doanh nghiệp được chủ động mở các TK cấp 4 chi tiết cho từng loại thuế phù hợp với yêu cầu quản lý.
...
Và Điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 31 Thông tư 177/2015/TT-BTC) có quy định như sau:
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
...
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2:
...
- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: chi án phí, lệ phí thi hành án, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.
...
Như vậy, đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì hạch toán thuế môn bài như sau:
- Nợ 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: chi án phí, lệ phí thi hành án, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.
- Có TK 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá.
Tải mẫu tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất: Tại đây
Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được miễn thuế môn bài?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP và điểm a, b khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP) quy định 10 trường hợp được miễn thuế môn bài, cụ thể như sau:
(1) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
(2) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
(3) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
(4) Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
(5) Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
(6) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.
(7) Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
(8) Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
(i) Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
(ii) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(iii) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
(9) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
(i) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
(ii) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017) được thành lập trước thời điểm 25/02/2020 thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
(iii) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh trước ngày 25/02/2020 thực hiện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
(10) Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp là bao nhiêu?
Mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC như sau:
Mức thu lệ phí môn bài
1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hướng dẫn tại khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ghi trong điều lệ hợp tác xã. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Tổ chức nêu tại điểm a, b khoản này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
...
The đó, mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là cá nhân nước ngoài mới nhất?
- Cảnh báo mức chỉ số chất lượng không khí ảnh hưởng tương ứng đến sức khỏe con người và khuyến nghị?
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công gồm những dự án nào theo Nghị định 175?
- Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu? Chứng chỉ năng lực có hiệu lực bao lâu?
- Bao sái bàn thờ là gì? Bao sái bàn thờ vào ngày nào? Nhà thờ cúng có được chia thừa kế hay không?