Hướng dẫn cách viết Bản tự khai ly hôn? Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được giải quyết thế nào?
Mẫu Bản tự khai ly hôn?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể Mẫu bản tự khai ly hôn.
Có thể tham khảo Mẫu bản tự khai ly hôn dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu bản tự khai ly hôn
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Hướng dẫn cách viết Bản tự khai ly hôn? Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được giải quyết thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết Bản tự khai ly hôn? Vợ hay chồng là người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?
Hướng dẫn cách viết Bản tự khai ly hôn:
(1) Ở phần đầu sẽ có sẵn các đầu mục để bạn cung cấp thông tin cá nhân cần thiết ví dụ như: Họ và tên, năm sinh, số CCCD, Hộ khẩu thường trú …… đương sự cần điền đầy đủ các thông tin và đúng với giấy tờ gốc như số CCCD/Hộ chiếu loại giấy tờ nhân thân đang sử dụng. Không sử dụng các giấy tờ đã bị mất, giấy tờ quá hạn sử dụng. (2) Về hôn nhân: Trình bày về nội dung tình cảm giữa hai vợ chồng: Có đăng ký kết hôn không? Thời điểm và nơi đăng ký kết hôn; Thời điểm phát sinh mâu thuẫn là khi nào? Nguyên nhân mâu thuẫn là gì? Đã ly thân hay chưa? Bạn có thể tham khảo cách viết dưới đây: Vợ chồng chúng tôi kết hôn với nhau trên cơ sở tự do tìm hiểu, tự nguyện kết hôn với nhau tại UBND ……….. ngày ……………… Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi chung sống bình thường đến năm ………… thì phát sinh nhiều mâu thuẫn. Nguyên nhân là do quan điểm sống không phù hợp, có nhiều khác biệt về tính cách, lối sống. Dù đã rất cố gắng hàn gắn nhưng vợ chồng vẫn không tìm được tiếng nói chung nên chúng tôi thống nhất ly hôn. Cả hai đã ly thân vào tháng…. năm……… Nay chúng tôi xác định tình cảm vợ chồng không còn, cuộc sống chung không có hạnh phúc, tôi đề nghị Tòa án công nhận ………. ly hôn cho chúng tôi. (3) Về con chung Trình bày rõ ràng đã có con chung chưa, nếu có thì có bao nhiêu con chung. Thỏa thuận về việc ai là người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con sau ly hôn. Và bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng hay không? Viết rõ : Chúng tôi có …………….. con chung là : Cháu Nguyễn Văn A, sinh ngày …. tháng…. năm Trường hợp không cấp dưỡng thì viết rõ: Chúng tôi thỏa thuận không yêu cầu cấp dưỡng đối với………/ Chúng tôi thống nhất tạm hoãn nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh/chị…………….. Trường hợp có cấp dưỡng thì phải viết rõ số tiền cấp dưỡng: Anh/chị …………. có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là ..... đồng/tháng (4) Về Tài sản chung Trường hợp không có tài sản chung: Chúng tôi không có tài sản chung và không yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp hai vợ chồng tự thỏa thuận về tài sản chung: Chúng tôi tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp vợ chồng không thống nhất được về vấn đề tài sản thì liệt kê đầy đủ thông tin tài sản trong bản tự khai đơn ly hôn kèm theo các giấy tờ chứng minh cùng với ý kiến cá nhân của mình về việc chia tài sản đó để Tòa án xem xét, đưa ra quyết định. (5) Về nợ chung Nếu không có nợ, ghi “không có vay nợ chung”. Nếu có nợ chung cần thống kê đầy đủ các khoản nợ, tên tài sản vay, tên người cho vay, thời gian trả, người trả,…và thỏa thuận về người có nghĩa vụ trả khoản nợ đó. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, không giải quyết được khoản nợ đó trước khi ly hôn thì ghi cụ thể khoản nợ và thông tin của chủ nợ, Tòa án sẽ xem xét và quyết định về nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng khi ly hôn. (6) Ký và ghi rõ họ và tên |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó, cả vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được giải quyết thế nào?
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?