Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan được nghỉ lễ theo quy định như thế nào? Huấn luyện viên có những nhiệm vụ như thế nào?
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có phải chịu trách nhiệm toàn diện về sức khỏe của chó nghiệp vụ không?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định về huấn luyện viên và chế độ đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về nguyên tắc chung như sau:
Nguyên tắc chung
Từ khi nhận huấn luyện đến khi thải loại, huấn luyện viên đảm nhiệm hoàn toàn và có trách nhiệm thực hiện đúng, đủ mọi quy chế về chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV. Huấn luyện viên chịu trách nhiệm toàn diện về sức khỏe và năng lực hoạt động của CNV.
Kết quả nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV là căn cứ quan trọng nhất đánh giá kết quả công tác, bình xét thi đua khen thưởng và kỷ luật đối với huấn luyện viên.
Như vậy, theo quy định trên thì huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan phải chịu trách nhiệm toàn diện về sức khỏe và năng lực hoạt động của chó nghiệp vụ.
Kết quả nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV là căn cứ quan trọng nhất đánh giá kết quả công tác, bình xét thi đua khen thưởng và kỷ luật đối với huấn luyện viên.
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan (Hình từ Internet)
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan được nghỉ lễ theo quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Quy định về huấn luyện viên và chế độ đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về thời gian làm việc của huấn luyện viên như sau:
Thời gian làm việc của huấn luyện viên
1. Huấn luyện viên làm việc theo quy định tại Luật lao động, song thời gian biểu công tác hàng ngày do đơn vị và huấn luyện viên chủ động thực hiện phù hợp với thời tiết, sức khỏe CNV và yêu cầu công tác.
2. Do đặc thù công việc, ngày nghỉ, ngày lễ đơn vị chỉ giải quyết 50% huấn luyện viên được nghỉ, đảm bảo luôn có huấn luyện viên trực để chăm sóc, nuôi dưỡng và sẵn sàng sử dụng CNV khi có yêu cầu, khi CNV bị bệnh không giải quyết cho huấn luyện viên nghỉ theo chế độ.
3. Những ngày không có mặt tại đơn vị, huấn luyện viên phải bàn giao việc chăm sóc CNV cho huấn luyện viên khác, hoặc nhân viên trong đơn vị. Việc bàn giao, nhận lại CNV phải có biên bản và được lãnh đạo đơn vị chuẩn y.
Như vậy, theo quy định trên thì do đặc thù công việc, ngày nghỉ, ngày lễ đơn vị chỉ giải quyết 50% huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan được nghỉ, phải đảm bảo luôn có huấn luyện viên trực để chăm sóc, nuôi dưỡng và sẵn sàng sử dụng chó nghiệp vụ khi có yêu cầu, khi chó nghiệp vụ bị bệnh không giải quyết cho huấn luyện viên nghỉ theo chế độ.
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy định về huấn luyện viên và chế độ đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định như sau:
Nhiệm vụ của huấn luyện viên, nhân viên chăn nuôi
Huấn luyện viên, nhân viên chăn nuôi đảm nhiệm và thực hiện đúng, đủ mọi quy chế về chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV.
Huấn luyện viên chịu trách nhiệm hoàn toàn về sức khỏe và năng lực hoạt động của CNV. Kết quả nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV là căn cứ quan trọng nhất đánh giá kết quả công tác, bình xét thi đua khen thưởng và kỷ luật đối với huấn luyện viên.
1. Thực hiện đúng quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng CNV:
- Đảm bảo khẩu phần ăn và đủ nước sạch cho chó uống; đủ thuốc phòng chữa bệnh thông thường.
- Chuồng trại đảm bảo khô, thoáng, sạch. Môi trường xung quanh đảm bảo vệ sinh. Có biện pháp chống nóng nếu nhiệt >35 độ, chống rét nếu nhiệt < 10 độ.
- CNV đảm bảo sức khỏe để huấn luyện và tác nghiệp.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về huấn luyện, sử dụng CNV bao gồm:
- Huấn luyện thường xuyên, củng cố năng lực cho CNV. Yêu cầu CNV không suy giảm thể lực, có tiến bộ về năng lực so với khi tốt nghiệp.
- Huấn luyện nâng cao tại môi trường công tác. Yêu cầu chó nghiệp vụ thích nghi môi trường tác nghiệp, hưng phấn khi hoạt động, phát hiện các mẫu ma túy giấu chỗ khó tìm, có mùi ngụy trang, có độ khuyếch tán thấp.
- Tổng thời gian cho các loại hình huấn luyện hàng ngày không dưới 90 phút.
- Khi sử dụng CNV phải: Huấn luyện viên và CNV có mặt đúng giờ, với trang bị đầy đủ, sẵn sàng thực hiện theo mệnh lệnh của cán bộ lãnh đạo tại hiện trường, sử dụng CNV theo các quy trình do Tổng cục ban hành.
3. Huấn luyện viên phải lập và thực hiện thời gian biểu công việc hàng ngày, ghi chép nội dung, kết quả công tác và kiến nghị nếu có vào sổ nhật ký về:
- Công việc chăm sóc nuôi dưỡng.
- Nội dung, phương pháp, thời gian, địa điểm huấn luyện về thể lực và nghiệp vụ cho CNV.
- Diễn biến và kết quả sử dụng CNV tác nghiệp.
4. Mọi trường hợp CNV bị bệnh, suy giảm sức khỏe, hoặc bị chết; CNV bị suy giảm năng lực tác nghiệp, hoặc không được huấn luyện và sử dụng theo quy định đều phải được kiểm điểm, xem xét trách nhiệm cá nhân và đơn vị quản lý. Nếu có vi phạm các quy định do lỗi chủ quan thì phải bị hạ bậc thi đua và xem xét kỷ luật.
Theo đó, huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có những nhiệm vụ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?