Hợp tác xã trên địa bàn nông thôn có dự án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu?
- Hợp tác xã trên địa bàn nông thôn có được xem là khách hành được vay vốn tại tổ chức tín dụng được hưởng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp không?
- Hợp tác xã trên địa bàn nông thôn có dự án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu?
- Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn việc quy định về các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng chính sách tín dụng?
Hợp tác xã trên địa bàn nông thôn có được xem là khách hành được vay vốn tại tổ chức tín dụng được hưởng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 55/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
...
2. Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là cá nhân và pháp nhân, bao gồm:
a) Cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại;
b) Pháp nhân bao gồm:
(i) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
(ii) Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khai khoáng, các đơn vị sản xuất điện và các doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại ý (iii) điểm b khoản 2 Điều này nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất;
(iii) Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.
Theo đó, khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là cá nhân và pháp nhân, bao gồm cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại và pháp nhân được quy định cụ thể trên.
Theo đó, khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là cá nhân và pháp nhân. Trong pháp nhân có bao gồm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên địa bàn nông thôn hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Như vậy, hợp tác xã trên địa bàn nông thôn được xem là khách hành được vay vốn tại tổ chức tín dụng được hưởng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp.
Hợp tác xã trên địa bàn nông thôn có dự án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã trên địa bàn nông thôn có dự án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu?
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 55/2015/NĐ-CP.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 55/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
1. Khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.
2. Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
2a. Doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp không thuộc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.
3. Trường hợp doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì khoản nợ vay được xử lý tương tự như đối với trường hợp tổ chức đầu mối thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.
4. Tổ chức tín dụng được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và các tài sản khác làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hợp tác xã trên địa bàn nông thôn có dự án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án.
Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn việc quy định về các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng chính sách tín dụng?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 55/2015/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
...
4. Hướng dẫn việc quy định về các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng chính sách tín dụng theo Nghị định này.
...
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn việc quy định về các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?