Hợp tác xã có được tiến hành hoạt động chăn nuôi không? Thủ tục thành lập hợp tác xã chăn nuôi được quy định thế nào?
Thành lập hợp tác xã hoạt động chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện nào?
Hợp tác xã chăn nuôi muốn được cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
- Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
- Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật này;
- Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 Luật này;
- Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 Luật này.
Theo đó, hợp tác xã hoạt động chăn nuôi heo không thuộc ngành, nghề sản xuất, kinh doanh pháp luật cấm nên được phép đăng ký thành lập.
Tải về mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đây
Hợp tác xã có được tiến hành chăn nuôi không?
Hợp tác xã chăn nuôi được thành lập theo thủ tục như thế nào?
* Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được quy định tại Điều 13 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, bao gồm:
- Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật hợp tác xã. Trong đó, gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Điều lệ;
+ Phương án sản xuất, kinh doanh;
+ Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
+ Nghị quyết hội nghị thành lập.
- Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có); số điện thoại; số fax; địa chỉ giao dịch thư điện tử;
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Vốn điều lệ;
+ Số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên;
+ Họ, tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
* Về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:
- Khi thành lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính.
+ Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư;
+ Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Quyền và nhiệm vụ của cơ quan đăng ký hợp tác xã:
+ Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; cấp, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Hướng dẫn hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện các thủ tục về đăng ký, đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi, tổ chức lại, giải thể và phá sản đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi thẩm quyền; cung cấp thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 23 Nghị định này; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
+ Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi cần thiết;
+ Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 56 Luật hợp tác xã;
+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
Hợp tác xã chăn nuôi có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
* Quyền của hợp tác xã được quy định tại Điều 8 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
- Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liêu hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.
- Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.
- Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.
- Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
* Nghĩa vụ của hợp tác xã được quy định tại Điều 9 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
- Thực hiện các quy định của điều lệ.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.
- Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
- Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.
- Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.
- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
- Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ta thấy hợp tác xã hoạt động chăn nuôi được phép thành lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định. Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng thủ tục đề nghị cấp giấy. Khi hoạt động, hợp tác xã chăn nuôi cần đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?