Hợp tác xã chăn nuôi là gì? Trình tự đánh giá hợp tác xã chăn nuôi được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Hợp tác xã chăn nuôi là gì?
Hợp tác xã chăn nuôi được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT thì hợp tác xã chăn nuôi là hợp tác xã có hoạt động sản xuất chăn nuôi (trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác); dịch vụ chăn nuôi có liên quan; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan.
Hợp tác xã chăn nuôi là gì? Trình tự đánh giá hợp tác xã chăn nuôi được thực hiện theo bao nhiêu bước? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã chăn nuôi được đánh giá theo các tiêu chí nào?
Hợp tác xã chăn nuôi được đánh giá theo các tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT như sau:
Tiêu chí đánh giá hợp tác xã nông nghiệp
1. Hợp tác xã nông nghiệp được đánh giá theo 06 tiêu chí:
a) Tiêu chí 1: Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã;
b) Tiêu chí 2: Lợi ích của các thành viên hợp tác xã;
c) Tiêu chí 3: Vốn hoạt động của hợp tác xã;
d) Tiêu chí 4: Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng;
đ) Tiêu chí 5: Hợp tác xã được khen thưởng trong năm;
e) Tiêu chí 6: Mức độ hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã.
2. Các tiêu chí và điểm chấm chi tiết được quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Hợp tác xã chăn nuôi được đánh giá theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1: Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã;
- Tiêu chí 2: Lợi ích của các thành viên hợp tác xã;
- Tiêu chí 3: Vốn hoạt động của hợp tác xã;
- Tiêu chí 4: Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng;
- Tiêu chí 5: Hợp tác xã được khen thưởng trong năm;
- Tiêu chí 6: Mức độ hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã.
Trình tự đánh giá hợp tác xã chăn nuôi được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Trình tự đánh giá hợp tác xã chăn nuôi được thực hiện theo bao nhiêu bước, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT như sau:
Phương pháp và trình tự đánh giá hợp tác xã nông nghiệp
1. Phương pháp đánh giá được thực hiện theo hình thức hợp tác xã tự chấm điểm các tiêu chí (theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Trình tự đánh giá xếp loại hợp tác xã nông nghiệp được thực hiện hàng năm theo 05 bước sau:
a) Bước 1: Lấy ý kiến thành viên về mức độ hài lòng đối với hợp tác xã
Đối tượng thực hiện: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp.
Đối tượng lấy ý kiến: Các thành viên dự đại hội (hoặc đại hội đại biểu) thành viên hàng năm hoặc nhiệm kỳ tổ chức trong quý I của năm.
Cách tiến hành: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp phát phiếu đánh giá mức độ hài lòng của thành viên hợp tác xã (theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) cho thành viên dự đại hội, thu thập phiếu đánh giá, rà soát phiếu đánh giá, chuyển phiếu đánh giá chưa đúng hoặc chưa đầy đủ để hướng dẫn thành viên đánh giá lại, thu thập phiếu đánh giá hợp lệ, tổng hợp, tính điểm đánh giá bình quân của thành viên (bằng tổng điểm đánh giá của các phiếu hợp lệ chia cho số thành viên có phiếu đánh giá hợp lệ).
b) Bước 2: Hợp tác xã nông nghiệp tổ chức tự chấm điểm
Đối tượng thực hiện: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp.
Đối tượng kiểm tra: Ban Kiểm soát (hoặc kiểm soát viên).
Cách tiến hành: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp tổ chức tự chấm điểm và tổng hợp kết quả vào bảng tự chấm điểm của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này), gửi Ban Kiểm soát (hoặc kiểm soát viên) để kiểm tra.
c) Bước 3: Hợp tác xã nông nghiệp gửi bảng tự chấm điểm
Đối tượng thực hiện: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp.
Đối tượng nhận: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế (sau đây gọi chung là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp huyện.
Thời gian thực hiện: Trước ngày 01 tháng 4 hàng năm.
d) Bước 4: Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, tỉnh và thông báo công khai kết quả tự chấm điểm và xếp loại hợp tác xã cho thành viên
Đối với việc Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, tỉnh:
Đối tượng thực hiện báo cáo: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối tượng nhận báo cáo: Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn). Nội dung báo cáo: Danh sách xếp loại các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn (về số lượng từng loại hợp tác xã nông nghiệp đạt loại tốt, khá, trung bình, yếu và số lượng hợp tác xã không xếp loại). Cách tiến hành: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, hướng dẫn các hợp tác xã nông nghiệp tự chấm điểm (trường hợp cần thiết phải xem xét, kiểm tra lại mức độ phù hợp của bảng tự chấm điểm của hợp tác xã, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với hợp tác xã để hướng dẫn hợp tác xã rà soát chấm điểm lại cho đúng với nội dung của Thông tư này); tổng hợp để báo cáo. Thời gian báo cáo: Trước ngày 10 tháng 4 hàng năm.
Đối với việc thông báo công khai kết quả tự chấm điểm và xếp loại hợp tác xã cho thành viên:
Đối tượng thông báo: Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp. Đối tượng nhận thông báo: Thành viên hợp tác xã nông nghiệp. Thời gian và cách tiến hành: Đến hết 15 tháng 4 hàng năm, nếu không có ý kiến của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp thông báo công khai kết quả tự chấm điểm và xếp loại hợp tác xã cho các thành viên.
đ) Bước 5: Báo cáo kết quả cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Đối tượng thực hiện báo cáo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).
Đối tượng nhận báo cáo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn).
Nội dung báo cáo: Danh sách các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã xếp loại (tốt, khá, trung bình, yếu) và hợp tác xã không xếp loại.
Thời gian báo cáo: Trước ngày 15 tháng 4 hàng năm.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự đánh giá hợp tác xã chăn nuôi được thực hiện theo 05 bước như sau:
Bước 1: Lấy ý kiến thành viên về mức độ hài lòng đối với hợp tác xã
Bước 2: Hợp tác xã chăn nuôi tổ chức tự chấm điểm
Bước 3: Hợp tác xã chăn nuôi gửi bảng tự chấm điểm
Bước 4: Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, tỉnh và thông báo công khai kết quả tự chấm điểm và xếp loại hợp tác xã cho thành viên
Bước 5: Báo cáo kết quả cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?