Hợp nhất kinh doanh là gì? Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới những hình thức nào theo quy định?

Hợp nhất kinh doanh là gì? Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới những hình thức nào? Các trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phải được kế toán theo phương pháp nào theo Chuẩn mực số 11? Câu hỏi của anh T (Nam Định).

Hợp nhất kinh doanh là gì?

Mục 4 Chuẩn mực số 11 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC giải thích hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo.

Kết quả của phần lớn các trường hợp hợp nhất kinh doanh là một doanh nghiệp (bên mua) nắm được quyền kiểm soát một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác (bên bị mua).

Nếu một doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một hoặc nhiều đơn vị khác không phải là các hoạt động kinh doanh thì việc kết hợp các đơn vị này không phải là hợp nhất kinh doanh.

Khi một doanh nghiệp mua một nhóm các tài sản hoặc các tài sản thuần nhưng không cấu thành một hoạt động kinh doanh thì phải phân bổ giá phí của nhóm tài sản đó cho các tài sản và nợ phải trả có thể xác định riêng rẽ trong nhóm tài sản đó dựa trên giá trị hợp lý tương ứng tại ngày mua.

Hợp nhất kinh doanh là gì? Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới những hình thức nào?

Hợp nhất kinh doanh là gì? Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới những hình thức nào? (hình từ internet)

Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới những hình thức nào theo quy định?

Căn cứ Mục 5 Chuẩn mực số 11 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:

- Một doanh nghiệp có thể mua cổ phần của một doanh nghiệp khác; mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác, gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác;

- Mua một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh.

Việc mua, bán có thể được thực hiện bằng việc phát hành công cụ vốn hoặc thanh toán bằng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc chuyển giao tài sản khác hoặc kết hợp các hình thức trên.

Các giao dịch này có thể diễn ra giữa các cổ đông của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc giữa một doanh nghiệp và các cổ đông của doanh nghiệp khác.

Hợp nhất kinh doanh có thể bao gồm việc thành lập một doanh nghiệp mới để kiểm soát các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc các tài sản thuần đã được chuyển giao, hoặc tái cơ cấu một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia hợp nhất.

Lưu ý: Hợp nhất kinh doanh trong chuẩn mực này bao gồm cả việc hợp nhất kinh doanh trong đó một doanh nghiệp được nắm quyền kiểm soát đối với các doanh nghiệp khác nhưng ngày nắm quyền kiểm soát (ngày mua) không trùng với ngày nắm quyền sở hữu (ngày trao đổi). Trường hợp này có thể phát sinh khi bên được đầu tư đồng ý với thỏa thuận mua lại cổ phiếu với một số nhà đầu tư và do đó quyền kiểm soát của bên được đầu tư thay đổi.

Các trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phải được kế toán theo phương pháp nào theo Chuẩn mực số 11?

Mục 14 Chuẩn mực số 11 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định mọi trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phải được kế toán theo phương pháp mua.

Trong đó, phương pháp mua xem xét việc hợp nhất kinh doanh trên quan điểm là doanh nghiệp thôn tính các doanh nghiệp khác được xác định là bên mua.

Bên mua mua tài sản thuần và ghi nhận các tài sản đã mua, các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu, kể cả những tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng mà bên bị mua chưa ghi nhận trước đó.

Việc xác định giá trị tài sản và nợ phải trả của bên mua không bị ảnh hưởng bởi giao dịch hợp nhất cũng như không một tài sản hay nợ phải trả thêm nào của bên mua được ghi nhận là kết quả từ giao dịch do chúng không phải là đối tượng của giao dịch này.

Cũng theo quy định này, việc áp dụng phương pháp mua gồm các bước sau:

Bước 01: Xác định bên mua;

Bước 02: Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh; và ngày mua, bên mua phải phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản được mua, nợ phải trả cũng như những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu.

Khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện thông qua việc trao đổi cổ phiếu thì bên mua là ai?

Tại Mục 21 Chuẩn mực số 11 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC quy định như sau:

21. Khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện thông qua việc trao đổi cổ phiếu thì đơn vị phát hành cổ phiếu thường được coi là bên mua. Tuy nhiên, cần xem xét thực tế và hoàn cảnh cụ thể để xác định đơn vị hợp nhất nào có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị khác để đạt được lợi ích từ hoạt động của đơn vị đó. Một số trường hợp hợp nhất kinh doanh như mua hoán đổi, bên mua là doanh nghiệp có cổ phiếu đã được mua và doanh nghiệp phát hành là bên bị mua.
...

Như vậy, khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện thông qua việc trao đổi cổ phiếu thì đơn vị phát hành cổ phiếu thường được coi là bên mua.

Tuy nhiên, cần xem xét thực tế và hoàn cảnh cụ thể để xác định đơn vị hợp nhất nào có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị khác để đạt được lợi ích từ hoạt động của đơn vị đó.

Một số trường hợp hợp nhất kinh doanh như mua hoán đổi, bên mua là doanh nghiệp có cổ phiếu đã được mua và doanh nghiệp phát hành là bên bị mua.

Lưu ý: Chuẩn mực số 11 Ban hành và công bố theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC không áp dụng đối với:

- Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được thực hiện dưới hình thức liên doanh;

- Hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh cùng dưới một sự kiểm soát chung;

- Hợp nhất kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều doanh nghiệp tương hỗ;

- Hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được hợp nhất lại để hình thành một đơn vị báo cáo thông qua một hợp đồng mà không xác định được quyền sở hữu.

Hợp nhất kinh doanh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giá phí hợp nhất kinh doanh do bên nào xác định? Công thức tính giá phí hợp nhất kinh doanh là gì?
Pháp luật
Hợp nhất kinh doanh là gì? Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới những hình thức nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp nhất kinh doanh
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,470 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp nhất kinh doanh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp nhất kinh doanh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào