Hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng là 1 tỷ đồng có bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng không?
- Hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng là 1 tỷ đồng có bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng không?
- Việc tạm ứng hợp đồng có thể được thực hiện trước khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực hay không?
- Bên giao thầu và bên nhận thầu có cần ký phụ lục hợp đồng khi thanh toán theo các thỏa thuận trong hợp đồng không?
Hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng là 1 tỷ đồng có bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP về tạm ứng hợp đồng xây dựng như sau:
Tạm ứng hợp đồng xây dựng
...
4. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng:
a) Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
a1) Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đảm bảo phù hợp với tính chất công việc của hợp đồng và giảm bớt thủ tục không cần thiết.
b) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
c) Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng bằng 01 tỷ đồng sẽ không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng.
Hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng là 1 tỷ đồng có bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng không? (Hình từ Internet).
Việc tạm ứng hợp đồng có thể được thực hiện trước khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về mức tạm ứng hợp đồng xây dựng như sau:
Tạm ứng hợp đồng xây dựng
1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
2. Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.
...
Như vậy, theo quy định này thì việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực.
Đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.
Do đó, việc tạm ứng hợp đồng không thể được thực hiện trước khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực.
Bên giao thầu và bên nhận thầu có cần ký phụ lục hợp đồng khi thanh toán theo các thỏa thuận trong hợp đồng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định về thanh toán hợp đồng xây dựng như sau:
Thanh toán hợp đồng xây dựng
1. Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết. Khi thanh toán theo các thỏa thuận trong hợp đồng các bên không phải ký phụ lục hợp đồng, trừ trường hợp bổ sung công việc chưa có trong hợp đồng.
2. Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.
3. Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ (100%) giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
...
Như vậy, theo quy định này, việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.
Theo đó, trừ trường hợp bổ sung công việc chưa có trong hợp đồng thì khi thanh toán theo các thỏa thuận trong hợp đồng các bên không phải ký phụ lục hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?