Hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển là gì? Chuyển giao quyền và ký phát vận đơn trong hợp đồng như thế nào?
- Hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển là gì và được giao kết bằng gì?
- Chuyển giao quyền và ký phát vận đơn trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển như thế nào?
- Thời hạn dôi nhật trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển được quy định như thế nào?
- Người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển trong trường hợp nào?
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển là gì và được giao kết bằng gì?
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển được giải thích theo khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định cụ thể:
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển (Hình từ Internet)
Chuyển giao quyền và ký phát vận đơn trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển như thế nào?
Chuyển giao quyền trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến quy định ở Điều 176 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Người thuê vận chuyển có thể chuyển giao quyền theo hợp đồng cho người thứ ba mà không cần người vận chuyển đồng ý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đã giao kết.
Bên cạnh đó, theo Điều 177 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định:
Trường hợp vận đơn được ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến và người giữ vận đơn không phải là người thuê vận chuyển thì các quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và người giữ vận đơn sẽ được điều chỉnh bằng các điều khoản của vận đơn; nếu các điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến đã được đưa vào vận đơn thì các điều khoản này được áp dụng.
Thời hạn dôi nhật trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển được quy định như thế nào?
Thời hạn dôi nhật trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển theo Điều 180 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định cụ thể:
- Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận trong hợp đồng về thời gian cho phép kéo dài ngoài thời hạn bốc hàng quy định tại Điều 179 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 cụ thể:
Thời hạn bốc hàng
1. Thời hạn bốc hàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán địa phương.
2. Thời gian gián đoạn do người thuê vận chuyển gây ra, thời gian thay đổi nơi bốc hàng theo yêu cầu của người thuê vận chuyển được tính vào thời hạn bốc hàng.
3. Thời gian gián đoạn do người vận chuyển gây ra, do các nguyên nhân bất khả kháng, điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến việc bốc hàng đúng kỹ thuật hoặc có thể gây nguy hiểm cho việc bốc hàng không được tính vào thời hạn bốc hàng.
4. Người thuê vận chuyển có thể thỏa thuận với người vận chuyển về chế độ thưởng cho việc bốc hàng xong trước thời hạn hoặc phạt đối với việc bốc hàng quá thời hạn bốc hàng đã thỏa thuận.
Trường hợp trong hợp đồng không quy định cụ thể số ngày, giờ thì thời hạn dôi nhật được các bên liên quan xác định theo tập quán địa phương.
- Tiền thanh toán về thời hạn dôi nhật do các bên thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp không có thỏa thuận thì xác định theo tập quán địa phương.
Trường hợp tập quán địa phương không có thì khoản tiền này được xác định trên cơ sở tổng chi phí thực tế để duy trì tàu biển và thuyền bộ trong thời hạn dôi nhật.
- Thời gian tàu biển phải lưu lại cảng nhận hàng sau thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật do người thuê vận chuyển gây ra gọi là thời gian lưu tàu. Người vận chuyển có quyền đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do lưu tàu.
Người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển trong trường hợp nào?
Quyền chấm dứt hợp đồng của người thuê vận chuyển theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 cụ thể:
Quyền chấm dứt hợp đồng của người thuê vận chuyển
1. Người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Người vận chuyển không đưa tàu biển đến nơi bốc hàng đúng thời điểm thỏa thuận, chậm trễ trong việc bốc hàng hoặc bắt đầu chuyến đi; trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường các tổn thất phát sinh;
b) Khi hàng đã xếp xong mà vẫn chưa bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và phải trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, chi phí liên quan cho người vận chuyển.
...
Theo đó, người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển trong trường hợp sau:
- Người vận chuyển không đưa tàu biển đến nơi bốc hàng đúng thời điểm thỏa thuận, chậm trễ trong việc bốc hàng hoặc bắt đầu chuyến đi; trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường các tổn thất phát sinh;
- Khi hàng đã xếp xong mà vẫn chưa bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và phải trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, chi phí liên quan cho người vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?