Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với tổ chức hành nghề luật sư có thời hạn là bao lâu?
- Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với tổ chức hành nghề luật sư có thời hạn là bao lâu?
- Tổ chức hành nghề luật sư có hành vi phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý thì có bị chấm dứt hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý không?
- Sau khi chấm dứt hợp đồng thì tổ chức hành nghề luật sư có phải chịu trách nhiệm về những công việc trợ giúp pháp lý đã thực hiện không?
Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với tổ chức hành nghề luật sư có thời hạn là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về thời hạn của hợp đồng như sau:
Thời hạn của hợp đồng
1. Thời hạn của hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không quá 03 năm kể từ ngày ký hợp đồng.
2. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng, Sở Tư pháp và Trung tâm căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý tại địa phương, chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể gia hạn hợp đồng mà không phải qua thủ tục lựa chọn theo quy định của Thông tư này. Hợp đồng có thể được gia hạn 01 lần, không quá 03 năm. Việc gia hạn hợp đồng phải được lập thành văn bản.
Như vậy, theo quy định, thời hạn hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với tổ chức hành nghề luật sư do các bên thỏa thuận nhưng không quá 03 năm kể từ ngày ký hợp đồng.
Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với tổ chức hành nghề luật sư có thời hạn là bao lâu? (Hình từ Internet)
Tổ chức hành nghề luật sư có hành vi phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý thì có bị chấm dứt hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý không?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về chấm dứt hợp đồng như sau:
Chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Các bên thỏa thuận chấm dứt trước thời hạn;
b) Hết thời hạn thực hiện hợp đồng;
c) Tổ chức thuộc trường hợp chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 16 của Luật Trợ giúp pháp lý; cá nhân ký hợp đồng thuộc trường hợp không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Trợ giúp pháp lý;
d) Tổ chức, cá nhân vi phạm khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý;
đ) Vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý
1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp tổ chức hành nghề luật sư có hành vi phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý thì có thể bị chấm dứt hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
Sau khi chấm dứt hợp đồng thì tổ chức hành nghề luật sư có phải chịu trách nhiệm về những công việc trợ giúp pháp lý đã thực hiện không?
Căn cứ khoản 4 Điều 17 Thông tư 08/2017/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định về chấm dứt hợp đồng như sau:
Chấm dứt hợp đồng
...
2. Khi chấm dứt hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức chuyển hồ sơ vụ việc đang thực hiện cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Trợ giúp pháp lý.
3. Khi chấm dứt hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, cá nhân chuyển hồ sơ vụ việc đang thực hiện cho Trung tâm. Trung tâm phân công người thực hiện trợ giúp pháp lý để tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
4. Sau khi chấm dứt hợp đồng, tổ chức, cá nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về những công việc trợ giúp pháp lý đã thực hiện.
Như vậy, theo quy định thì sau khi chấm dứt hợp đồng, tổ chức hành nghề luật sư vẫn phải chịu trách nhiệm về những công việc trợ giúp pháp lý đã thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?