Hợp đồng lao động tại Việt Nam ghi ngôn ngữ tiếng nước ngoài được không? Hợp đồng lao động song ngữ Anh Việt khi tranh chấp thì ưu tiên áp dụng ngôn ngữ nào?
Hợp đồng lao động có được thỏa thuận hay không?
Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự."
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động."
Như vậy, hợp đồng căn bản là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể.
Hợp đồng lao động cũng vậy, là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về quyền và nghĩa vụ mỗi bên.
Hợp đồng lao động tại Việt Nam ghi ngôn ngữ tiếng nước ngoài được không?
Hợp đồng lao động tại Việt Nam ghi ngôn ngữ tiếng nước ngoài được không?
Về nguyên tắc, hợp đồng là sự thỏa thuận cho nên tại Bộ luật Lao động hay Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể trường hợp dùng ngôn ngữ khác tiếng Việt để giao kết hợp đồng mà tùy thuộc vào hai bên chủ thể lựa chọn ngôn ngữ trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định riêng về ngôn ngữ hợp đồng.
Quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
"Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội."
Xét về chủ thể: Người giao kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết và người lao động phải đủ điều kiện để tham gia lao động như Điều 18 Bộ luật Lao động 2019.
"Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động."
Do đó, chủ thể là người có đủ điều kiện ký kết và không nằm trong trường hợp bị pháp luật cấm.
Theo đó, có thể giao kết hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài nhưng nhận thấy mối quan hệ lao động nào được xác lập tại Việt Nam chủ thể ký kết hợp đồng lao động là người Việt Nam, và các bên cũng sẽ thực hiện hợp đồng lao động tại Việt Nam thì nên ưu tiên lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Việt để giao kết hợp đồng.
Đối với hợp đồng lao động này của bạn, ngôn ngữ của hợp đồng lao động nên được thể hiện bằng tiếng Việt (vì liên quan đến các thủ tục pháp lý như đăng ký, kê khai và đóng các khoản bảo hiểm, thuế,… đều phải nộp hợp đồng bằng tiếng Việt).
Hợp đồng lao động song ngữ Anh Việt khi tranh chấp thì ưu tiên áp dụng ngôn ngữ nào?
Dù pháp luật không cấm việc giao kết hợp đồng lao động bằng tiếng nước ngoài nhưng khi nộp hợp đồng lao động cho Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam để làm chứng cứ trong một vụ án tranh chấp lao động thì hợp đồng lao động đó phải được dịch sang tiếng Việt, công chứng và chứng thực hợp pháp theo quy định.
Tuy nhiên, ngôn ngữ hợp đồng là sự thỏa thuận và khi xảy ra tranh chấp hợp đồng cũng phải do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận ngôn ngữ, tòa án áp dụng, dựa theo nguyên tắc tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 khi có tranh chấp.
Trong trường hợp các bên không quy định thì hai bản có giá trị pháp lý như nhau. Bởi lẽ cả hai bản Anh Việt đều do hai bên ký kết.
Trong trường hợp này thì cơ quan xét xử sẽ dùng tất cả tài liệu và hỏi, xem xét để tìm ra ý chí thực sự của các bên về nội dung đó.
Xét về thực tế nếu xảy ra tranh chấp tại Việt Nam, các bên đều là cá nhân/pháp nhân Việt Nam thì thường áp dụng hợp đồng Tiếng Việt.
Tải về mẫu hợp đồng lao động song ngữ Anh Việt mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?