Hợp đồng hợp tác thi công là gì? Mẫu hợp đồng hợp tác thi công mới nhất? Trong hợp đồng có nội dung gì?
Hợp đồng hợp tác thi công là gì? Mẫu hợp đồng hợp tác thi công mới nhất?
Hiện nay, không có quy định nào giải thích khái niệm hợp đồng hợp tác thi công là gì, tuy nhiên, căn cứ Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 38 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thì có thể hiểu về hợp đồng hợp tác thi công như sau:
Hợp đồng hợp tác thi công là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện các công việc như xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng để cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Hiện nay, pháp luật không quy định về mẫu hợp đồng hợp tác thi công, tuy nhiên có thể tham khảo mẫu hợp đồng hợp tác thi công sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng hợp tác thi công
Hợp đồng hợp tác thi công là gì? Mẫu hợp đồng hợp tác thi công mới nhất? Trong hợp đồng có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Trong hợp đồng hợp tác thi công phải có những nội dung nào?
Căn cứ quy định tại Điều 505 Bộ luật Dân sự 2015, trong nội dung của hợp đồng hợp tác thi công cần có những nội dung chủ yếu như sau:
- Mục đích, thời hạn hợp tác;
- Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
- Tài sản đóng góp, nếu có;
- Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
- Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
- Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
- Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
- Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
- Điều kiện chấm dứt hợp tác.
Thành viên có thể rút khỏi hợp đồng hợp tác thi công trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015, thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác thi công trong trường hợp sau đây:
(1) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
(2) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
Lưu ý:
- Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
- Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015 thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan.
Nhà thầu thi công xây dựng có quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại Điều 113 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, cụ thể như sau:
(1) Nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau:
- Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;
- Đề xuất sửa đổi thiết kế xây dựng cho phù hợp với thực tế thi công để bảo đảm chất lượng và hiệu quả;
- Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;
- Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên giao thầu xây dựng gây ra;
- Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau:
- Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
- Lập và trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
- Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;
- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình;
- Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
- Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường;
- Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
- Bảo hành công trình;
- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
- Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong những trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký gồm những gì?
- Giáo dục phổ thông là gì? Giai đoạn giáo dục cơ bản trong giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?