Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa bắt buộc lập thành văn bản không? Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh?
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa bắt buộc lập thành văn bản đúng không?
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa được quy định tại Điều 251 Luật Thương mại 2005 như sau:
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Theo quy định này thì hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, pháp luật không bắt buộc hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa phải lập thành văn bản mà có thể bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Trong đó:
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh (Điều 241 Luật Thương mại 2005).
Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao (Điều 249 Luật Thương mại 2005).
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa bắt buộc lập thành văn bản không? Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh? (hình từ internet)
Bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng dịch vụ quá cảnh không?
Đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng dịch vụ được quy định tại Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo quy định này, bên thuê dịch vụ quá cảnh có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng dịch vụ quá cảnh nếu việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý.,
Lưu ý: Bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
Bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa có các quyền và nghĩa vụ nào theo quy định?
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh được quy định tại Điều 252 Luật Thương mại 2005 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;
b) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
b) Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa;
c) Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
d) Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh.
Theo đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa có các quyền và nghĩa vụ sau:
(1) Quyền của bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa
- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;
- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
(2) Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng hóa
- Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;
- Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa;
- Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;
- Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?