Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là gì? Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản trong trường hợp nào?
Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là gì?
Căn cứ Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật này.
...
5. Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
...
12. Tổ chức đấu giá tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản:
Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
1. Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này.
...
Theo quy định trên thì có thể hiểu hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là thỏa thuận được lập thành văn bản giữa người có tài sản đấu giá với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản.
Trong đó:
- Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức đấu giá tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản.
Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là gì? (Hình từ Internet)
Khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
...
2. Khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó.
3. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản đấu giá cung cấp. Tổ chức đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
4. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, quy định của Luật này, quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó.
Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây:
(1) Tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;
(2) Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá;
(3) Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi:
- Không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản;
- Không thông báo công khai việc đấu giá tài sản;
- Thực hiện không đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá;
- Cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá;
(4) Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
(5) Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạch toán tăng giảm tài sản cố định theo quy định nào? Mẫu File excel quản lý tăng giảm tài sản cố định dành cho doanh nghiệp?
- Gợi ý trách nhiệm của tập thể cá nhân tại Báo cáo kiểm điểm tập thể? Cách viết trách nhiệm của tập thể cá nhân trong kiểm điểm?
- Đối tượng phải kiểm điểm cuối năm cấp ủy ở cơ sở bao gồm những ai? Đánh giá xếp loại cuối năm đối với cấp ủy ở cơ sở?
- Cách viết Biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu biên bản họp tổ đảng?
- Cách ghi hạn chế khuyết điểm trong Báo cáo kiểm điểm Chi ủy Chi bộ cuối năm? Tải về mẫu viết sẵn?