Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có bắt buộc phải lập bằng tiếng Việt không? Trường hợp không lập bằng tiếng Việt thì có bị xử lý không?

Cho tôi hỏi hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được quy định như thế nào? Bao gồm những hình thức nào? Hợp đồng có bắt buộc phải lập bằng tiếng Việt không? Nếu không lập bằng tiếng Việt có bị xử lý không? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được quy định như thế nào?

Theo Điều 8 Luật Bưu chính 2010 quy định về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính như sau:

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
1. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là thoả thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi, theo đó doanh nghiệp chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi đến địa điểm theo yêu cầu của người gửi và người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính.
2. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được giao kết bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi. Dấu ngày hoặc các thông tin xác định thời gian và địa điểm chấp nhận bưu gửi là căn cứ xác định trách nhiệm của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.

Theo đó, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là thoả thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi, theo đó doanh nghiệp chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi đến địa điểm theo yêu cầu của người gửi và người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính.

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có thể được giao kết theo 02 hình thức:

- Hợp đồng bằng văn bản,

- Hợp đồng đồng xác lập bằng hành vi.

Dấu ngày hoặc các thông tin xác định thời gian và địa điểm chấp nhận bưu gửi là căn cứ xác định trách nhiệm của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.

Bên cạnh đó, theo Điều 15b Nghị định 47/2011/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/06/2022) quy định thông tin về dịch vụ bưu chính, về người gửi, người nhận và liên quan đến bưu gửi như sau:

Thông tin về dịch vụ bưu chính, về người gửi, người nhận và liên quan đến bưu gửi
1. Trước khi cung ứng dịch vụ bưu chính, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp cho người sử dụng dịch vụ bằng một hoặc một số hình thức (như niêm yết tại điểm phục vụ, thông báo bằng văn bản, đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc các hình thức khác) các thông tin sau đây:
a) Loại dịch vụ;
b) Chất lượng dịch vụ;
c) Giá cước dịch vụ;
d) Nguyên tắc bồi thường thiệt hại;
đ) Mức bồi thường thiệt hại;
e) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính;
g) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ bưu chính;
h) Những thông tin liên quan khác.
2. Trước khi sử dụng dịch vụ bưu chính, người gửi có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông tin về người gửi, người nhận, thông tin liên quan đến bưu gửi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các thông tin đã cung cấp, cụ thể như sau:
a) Thông tin về người gửi, người nhận, gồm: Họ và tên, địa chỉ và số điện thoại (nếu có).
b) Thông tin liên quan đến bưu gửi, gồm: Nội dung gói, kiện hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa phải có các giấy tờ đi kèm khi vận chuyển theo quy định của pháp luật, người gửi có trách nhiệm cung cấp bản chính hoặc bản sao hóa đơn, chứng từ, giấy phép chuyên ngành, giấy chứng nhận hoặc giấy tờ khác có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
3. Thông tin về thời gian, địa điểm chấp nhận bưu gửi bằng một trong các hình thức: Đóng dấu ngày, viết tay, in, dán nhãn hoặc thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử.
4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm lưu trữ thông tin về người gửi, người nhận và thông tin liên quan đến bưu gửi quy định tại khoản 2 Điều này tối thiểu 01 năm kể từ ngày được cung cấp.

Trước đây, thông tin xác định thời gian, địa điểm chấp nhận bưu gửi được quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2012/TT-BTTTT (Hết hiệu lực từ 01/06/2022) cụ thể như sau:

Thông tin xác định thời gian, địa điểm chấp nhận bưu gửi

1. Thông tin xác định thời gian, địa điểm chấp nhận bưu gửi được thể hiện bằng các hình thức sau:

a) Đóng dấu ngày;

b) Viết tay;

c) In;

d) Gắn hoặc dán nhãn.

2. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của các thông tin về thời gian, địa điểm chấp nhận bưu gửi so với thời gian, địa điểm chấp nhận thực tế của bưu gửi.

 Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

Hợp đồng dịch vụ bưu chính bằng văn bản đáp ứng những yêu cầu nào?

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được quy định tại Điều 9 Luật Bưu chính 2010 như sau:

- Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản phải có những nội dung chính sau đây:

+ Loại hình dịch vụ bưu chính;

+ Khối lượng, số lượng bưu gửi;

+ Thời gian, địa điểm và phương thức cung ứng dịch vụ bưu chính;

+ Chất lượng dịch vụ bưu chính;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Giá cước và phương thức thanh toán;

+ Trách nhiệm và mức bồi thường tối đa khi có vi phạm hợp đồng.

- Hợp đồng giao kết bằng văn bản phải được lập bằng tiếng Việt; nếu các bên có thỏa thuận sử dụng thêm ngôn ngữ khác thì văn bản bằng tiếng Việt và văn bản bằng ngôn ngữ khác có giá trị pháp lý như nhau.

- Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng giao kết bằng văn bản giữa các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 15a Nghị định 47/2011/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/06/2022) quy định về chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi như sau:

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi
...
2. Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi (bằng văn bản giấy hoặc điện tử) giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng ký kết bằng văn bản giữa các bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
....

Căn cứ quy định trên, ta thấy hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phải đáp ứng được yêu cầu nêu trên.

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính giao kết bằng văn bản phải được lập bằng tiếng Việt, trường hợp có thỏa thuận lập thêm bằng ngôn ngữ khác thì văn bản bằng tiếng Việt và văn bản bằng ngôn ngữ khác có giá trị pháp lý như nhau.

Trước đây, chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi, chứng từ chứng minh việc gửi được xác định theo quy định tại Điều 2 Thông tư 02/2012/TT-BTTTT (Hết hiệu lực từ 01/06/2022) như sau:

Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi, chứng từ chứng minh việc gửi

1. Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng giao kết bằng văn bản giữa các bên khi đáp ứng các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật bưu chính.

2. Chứng từ chứng minh việc sử dụng dịch vụ phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

a) Số hiệu, ký hiệu đặc thù của bưu gửi theo quy định của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ;

b) Dấu hiệu xác nhận của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ;

c) Thời điểm chấp nhận bưu gửi.

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính không lập bằng tiếng Việt có bị xử lý không?

Hành vi không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản bị coi là hành vi vi phạm các quy định về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có hình thức xử lý như sau:

Vi phạm các quy định về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
b) Không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản;
...

Như vậy, hành vi không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản có thể bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có thể được thể hiện bằng 02 hình thức là văn bản hoặc hành vi.

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính giao kết bằng văn bản phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định, trong đó phải đảm bảo ngôn ngữ lập hợp đồng là tiếng Việt. Trường hợp không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính không thể hiện đầy đủ những nội dung bắt buộc có bị xử phạt?
Pháp luật
Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có bắt buộc phải lập bằng tiếng Việt không? Trường hợp không lập bằng tiếng Việt thì có bị xử lý không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
5,330 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào