Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành mấy bản? Người tiêu dùng được giữ mấy bản?
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành mấy bản? Người tiêu dùng được giữ mấy bản?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 99/2011/NĐ-CP giải thích về Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn.
Theo đó, Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn.
Dẫn chiếu đến Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải có những nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ;
b) Mô tả dịch vụ được cung cấp;
c) Chất lượng dịch vụ;
d) Thời điểm và thời hạn cung cấp dịch vụ;
đ) Cách thức tính phí, giá dịch vụ;
e) Phương thức cung cấp dịch vụ và phương thức thanh toán.
2. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành văn bản và phải giao cho người tiêu dùng một (01) bản.
...
Theo quy định này thì hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành văn bản và phải giao cho người tiêu dùng một (01) bản.
Như vậy, pháp luật không quy định Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành mấy bản, tuy nhiên bên cung cấp dịch vụ liên tục cần đảm bảo phải giao cho người tiêu dùng giữ ít nhất một bản.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải được lập thành mấy bản? Người tiêu dùng được giữ mấy bản? (Hình từ internet)
Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục có cần báo trước không?
Theo Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục của người tiêu dùng như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
...
3. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục tại bất kỳ thời điểm nào và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, người tiêu dùng chỉ phải thanh toán phí, giá cho phần dịch vụ mà mình đã sử dụng.
...
Như vậy, người tiêu dùng không có nghĩa vụ thông báo cho bên cung cấp dịch vụ liên tục về việc đơn phương kết thúc hợp đồng. Trừ trường hợp các bên thỏa thuận phải thông báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục được quy định ra sao?
Khi cung cấp dịch vụ liên tục cho người tiêu dùng, tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục có các nghĩa vụ được nêu tại Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, cụ thể như sau:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục phải niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục phải cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục phải cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục phải cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục phải thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.
Ngoài ra, tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục còn có các nghĩa vụ được quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, cụ thể gồm:
(1) Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục không được yêu cầu người tiêu dùng thanh toán bất kỳ khoản tiền nào trước khi dịch vụ được cung cấp đến người tiêu dùng (trừ khi các bên có thỏa thuận khác);
(2) Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp cần sửa chữa, bảo trì hoặc vì lý do nào khác bắt buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thông báo trước cho người tiêu dùng chậm nhất là ba (03) ngày làm việc trước ngày dừng cung cấp dịch vụ;
(3) Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp, đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã cam kết với người tiêu dùng;
(4) Trường hợp người tiêu dùng thông báo sự cố hoặc khiếu nại về chất lượng dịch vụ tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục phải kịp thời kiểm tra, giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?