Hội viên Hội Trầm hương Việt Nam gồm những hội viên nào? Quyền của hội viên được quy định như thế nào?
Hội viên Hội Trầm hương Việt Nam gồm những hội viên nào?
Theo quy định tại Điều 7 Điều lệ của Hội Trầm hương Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 688/QĐ-BNV năm 2010 về hội viên và chấm dứt vai trò hội viên như sau:
Hội viên và chấm dứt vai trò hội viên
1. Hội viên chính thức: là chủ các doanh nghiệp, đại diện của hợp tác xã, chủ trang trại và các nhà khoa học, nhà quản lý, hộ gia đình, cá nhân là công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, dịch vụ, mua bán trầm hương và các sản phẩm chế biến từ trầm hương, tán thành điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn, đóng phí gia nhập Hội và hội phí, được Ban Chấp hành Hội công nhận.
2. Hội viên danh dự: là các nhà khoa học, nhà quản lý có vai trò và tác động to lớn cho sự hình thành và phát triển của lĩnh vực trầm hương Việt Nam, được Ban Chấp hành mời làm hội viên danh dự.
3. Chấm dứt vai trò hội viên:
a) Hội viên có đơn gửi Ban Chấp hành xin ra khỏi Hội;
b) Hội viên bị khai trừ ra khỏi Hội trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng điều lệ Hội, làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội;
c) Là đại diện của tổ chức có tư cách pháp nhân bị cơ quan nhà nước đình chỉ hoạt động, bị giải thể hay tuyên bố phá sản;
d) Quyền và nghĩa vụ của hội viên chấm dứt ngay sau khi Ban Chấp hành ra thông báo với toàn thể Hội.
Theo quy định trên, Hội viên Hội Trầm hương Việt Nam gồm hội viên chính thức và hội viên danh dự.
Hội viên chính thức gồm chủ các doanh nghiệp, đại diện của hợp tác xã, chủ trang trại và các nhà khoa học, nhà quản lý, hộ gia đình, cá nhân là công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, dịch vụ, mua bán trầm hương và các sản phẩm chế biến từ trầm hương, tán thành điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn, đóng phí gia nhập Hội và hội phí, được Ban Chấp hành Hội công nhận.
Hội viên danh dự là các nhà khoa học, nhà quản lý có vai trò và tác động to lớn cho sự hình thành và phát triển của lĩnh vực trầm hương Việt Nam, được Ban Chấp hành mời làm hội viên danh dự.
Hội Trầm hương Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền của hội viên Hội Trầm hương Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Điều lệ của Hội Trầm hương Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 688/QĐ-BNV năm 2010 quy định về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Được tham gia Đại hội, được ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành Hội.
2. Được thảo luận, biểu quyết, phê bình, chất vấn công việc của Hội.
3. Được hỗ trợ hoạt động kinh doanh qua các hình thức: cung cấp thông tin, tài liệu, hội thảo, tập huấn, trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước.
4. Được bảo vệ lợi ích hợp pháp, được giúp đỡ, bảo trợ các công trình nghiên cứu, các phát minh, sáng chế.
5. Được giúp đỡ, tư vấn, giới thiệu quan hệ với các đơn vị trong và ngoài nước về hợp tác phát triển sản xuất, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
6. Được tôn vinh, khen thưởng khi có thành tích trong kinh doanh, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và thực hiện tốt Điều lệ Hội; được cấp thẻ hội viên.
7. Được quyền ra khỏi Hội.
8. Hội viên danh dự được hưởng các quyền như hội viên chính thức, trừ quyền ứng cử, bầu cử và biểu quyết.
Theo đó, hội viên Hội Trầm hương Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Trong đó có quyền được hỗ trợ hoạt động kinh doanh qua các hình thức: cung cấp thông tin, tài liệu, hội thảo, tập huấn, trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước.
Hội viên Hội Trầm hương Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 9 Điều lệ của Hội Trầm hương Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 688/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ, nghị quyết Đại hội và các quy định của Ban Chấp hành, Thường trực Ban Chấp hành Hội.
2. Tham gia góp ý về các hoạt động và sinh hoạt của Hội.
3. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên trong Hội, tham gia phát triển hội viên mới, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
4. Cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động của Hội.
5. Đảm nhận và thực hiện công việc được Hội phân công.
6. Bảo vệ lợi ích chung của Hội và toàn thể hội viên.
7. Giữ gìn uy tín và thanh danh của Hội.
8. Đóng lệ phí gia nhập và hội phí hằng năm theo quy định của Hội.
Như vậy, hội viên Hội Trầm hương Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ, nghị quyết Đại hội và các quy định của Ban Chấp hành, Thường trực Ban Chấp hành Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?