Hội viên Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia gồm những thành phần nào? Được hưởng những quyền lợi gì?
- Hội viên Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia gồm những ai?
- Hội viên Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Hội viên Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia được hưởng những quyền lợi gì?
- Hội viên thôi không làm Hội viên của Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia trong những trường hợp nào?
Hội viên Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia gồm những ai?
Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 246/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Hội viên
1. Công dân, tổ chức Việt Nam tán thành Điều lệ của Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ Ban Chấp hành trung ương Hội chấp thuận là hội viên cá nhân hoặc tổ chức thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.
2. Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Chi hội hữu nghị với nhân dân Campuchia tổ chức tại các ngành có đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ công nhận là hội viên của Hội.
Theo đó, công dân, tổ chức Việt Nam tán thành Điều lệ của Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ Ban Chấp hành trung ương Hội chấp thuận là hội viên cá nhân hoặc tổ chức thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Campuchia.
Ngoài ra, Hội Hữu nghị Việt Nam và Campuchia ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Chi hội hữu nghị với nhân dân Campuchia tổ chức tại các ngành có đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ công nhận là hội viên của Hội.
Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia (Hình từ Internert)
Hội viên Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 246/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Nhiệm vụ của hội viên
1. Chấp hành pháp luật nhà nước, đạo đức công dân, chấp hành Điều lệ, các nghị quyết và chủ trương của Hội.
2. Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội.
3. Đóng góp lệ phí hội viên hằng năm theo qui định của Hội.
4. Các tổ chức thành viên của Hội hàng năm phải gửi báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức mình cho Ban Chấp hành Trung ương Hội để tổng hợp, theo dõi.
Theo đó, hội viên Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Chấp hành pháp luật nhà nước, đạo đức công dân, chấp hành Điều lệ, các nghị quyết và chủ trương của Hội.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội.
- Đóng góp lệ phí hội viên hằng năm theo qui định của Hội.
- Các tổ chức thành viên của Hội hàng năm phải gửi báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức mình cho Ban Chấp hành Trung ương Hội để tổng hợp, theo dõi.
Hội viên Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia được hưởng những quyền lợi gì?
Theo Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 246/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Quyền lợi của hội viên
1. Tham gia xây dựng và biểu quyết thông qua các quyết định, chủ trương, đề xuất về chương trình hoạt động của Hội.
2. Được thông tin, tham gia các hoạt động của Hội, được giúp đỡ và tạo điều kiện trong các hoạt động góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước.
3. Được tham gia bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội.
4. Có quyền xin ra khỏi Hội.
Theo đó, hội viên Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia được hưởng những quyền lợi như sau:
- Tham gia xây dựng và biểu quyết thông qua các quyết định, chủ trương, đề xuất về chương trình hoạt động của Hội.
- Được thông tin, tham gia các hoạt động của Hội, được giúp đỡ và tạo điều kiện trong các hoạt động góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước.
- Được tham gia bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội.
- Có quyền xin ra khỏi Hội.
Hội viên thôi không làm Hội viên của Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia trong những trường hợp nào?
Theo Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 246/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Thôi làm hội viên của Hội
Các Hội viên thôi không làm Hội viên của Hội do một trong các lý do sau:
1. Khi muốn ra khỏi Hội, hội viên phải làm đơn xin ra và được Ban Thường vụ Ban Chấp hành trung ương Hội chấp thuận, nếu là hội viên của Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia; đối với Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Chi hội tổ chức tại các ngành thì đơn xin ra khỏi Hội do cơ quan thường trực của các tổ chức này chấp thuận;
2. Vi phạm Điều lệ Hội, bị khai trừ ra khỏi Hội.
Theo đó, hội viên thôi không làm Hội viên của Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia trong những trường hợp sau:
- Khi muốn ra khỏi Hội, hội viên phải làm đơn xin ra và được Ban Thường vụ Ban Chấp hành trung ương Hội chấp thuận, nếu là hội viên của Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia; đối với Hội Hữu nghị Việt Nam và Campuchia ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Chi hội tổ chức tại các ngành thì đơn xin ra khỏi Hội do cơ quan thường trực của các tổ chức này chấp thuận;
- Vi phạm Điều lệ Hội, bị khai trừ ra khỏi Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen? Hướng dẫn cách ghi Báo cáo thành tích tập thể?
- Mẫu thông báo Nghỉ Tết âm lịch và xét tính lương Tháng 13 dành cho doanh nghiệp file word mới nhất?
- Hướng dẫn minh chứng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập mới nhất?
- Cách ghi nhận xét đánh giá của chi ủy đối với Đảng viên cuối năm 2024? Nhận xét đánh giá của chi ủy chi bộ cuối năm 2024?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?