Hội viên Hội công chứng viên có nghĩa vụ báo cáo định kỳ cho Ban chấp hành Hội về tổ chức và hoạt động của Văn phòng công chứng do mình đứng đầu không?
Hội viên Hội công chứng viên có nghĩa vụ báo cáo định kỳ cho Ban chấp hành Hội về tổ chức và hoạt động của Văn phòng công chứng do mình đứng đầu không?
Nghĩa vụ báo cáo định kỳ của Hội viên Hội công chứng viên (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Điều lệ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BTP năm 2019 quy định về nghĩa vụ của Hội viên Hội công chứng viên như sau:
Điều 25. Quyền, nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội, Hội công chứng viên
...
2. Nghĩa vụ của hội viên:
a) Thực hiện các nghĩa vụ của hội viên theo quy định của pháp luật;
b) Tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, Điều lệ Hiệp hội, Nội quy Hội công chứng viên, Nghị quyết, Quyết định của Hiệp hội, Hội công chứng viên mà mình là hội viên;
c) Tổ chức cho các công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu tham gia các hoạt động của Hiệp hội, Hội công chứng viên;
d) Chấp hành yêu cầu của Ban chấp hành về việc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu;
đ) Định kỳ 06 (sáu) tháng và hàng năm báo cáo Ban chấp hành về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng do minh đứng đầu;
e) Nộp phí hội viên đầy đủ và đúng hạn;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ này và Nội quy Hội công chứng viên.
Theo đó, định kỳ 06 (sáu) tháng và hàng năm báo cáo Ban chấp hành về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu là một trong các nghĩa vụ của Hội viên Hội công chứng viên.
Vì vậy, nếu Hội viên Hội công chứng viên là người đứng đầu của tổ chức hành nghề công chứng là Văn phòng công chứng thì Hội viên có nghĩa vụ báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Ban chấp hành Hội về tổ chức và hoạt động của Văn phòng công chứng do mình đứng đầu.
Ban chấp hành Hội công chứng viên có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành Hội công chứng viên được quy định tại Điều 19 Điều lệ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BTP năm 2019 như sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hiệp hội và Nội quy Hội công chứng viên;
- Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội công chứng viên;
- Bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội công chứng viên;
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chấp hành, Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội công chứng viên và các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hiệp hội, Nội quy Hội công chứng viên và quy định của pháp luật;
- Giám sát hội viên trong việc tuân thủ pháp luật, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, Điều lệ Hiệp hội và Nội quy Hội công chứng viên;
Giám sát hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng;
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và xử lý theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm theo hướng dẫn của Hiệp hội;
Tổ chức bồi dưỡng theo nhu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề công chứng;
Tham gia ý kiến với Sở Tư pháp trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật;
- Hòa giải các tranh chấp có liên quan đến hành nghề giữa các hội viên, giữa hội viên với tổ chức hành nghề công chứng; giữa các tổ chức hành nghề công chứng với nhau; giữa người yêu cầu công chứng với hội viên, tổ chức hành nghề công chứng;
- Tổ chức lấy ý kiến và tập hợp ý kiến đóng góp của công chứng viên trong việc xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Hiệp hội;
- Báo cáo Hiệp hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Hội được thành lập về tổ chức, hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Hiệp hội;
- Xét và quyết định kết nạp hội viên, cho hội viên rút tên; xem xét và quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên;
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BTP năm 2019.
Hội công chứng viên được tổ chức như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Điều lệ Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BTP năm 2019 quy định về Hội công chứng viên như sau:
Hội viên Hiệp hội, Hội công chứng viên
1. Hội viên Hiệp hội gồm các công chứng viên đang hành nghề và các Hội công chứng viên.
Hội công chứng viên đã được thành lập là thành viên đương nhiên của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Các Hội công chứng viên có quan hệ bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Hội viên Hội công chứng viên gồm các công chứng viên đang hành nghề trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đã gia nhập Hội.
Theo đó, Hội công chứng viên là thành viên của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
Hội công chứng viên có các Hội viên là các công chứng viên đang hành nghề trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đã gia nhập Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?