Hội viên của Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam có thể ra khỏi Liên đoàn không? Nếu có thì thủ tục ra khỏi Liên đoàn được quy định thế nào?
Hội viên của Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam có thể ra khỏi Liên đoàn không?
Theo Điều 10 Điều lệ Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 789/QĐ-BNV năm 2021 quy định về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Liên đoàn theo quy định của Liên đoàn; biểu quyết các vấn đề trong chương trình nghị sự của các kỳ Đại hội của Liên đoàn; đóng góp ý kiến, phê bình các cá nhân và Ban lãnh đạo của Liên đoàn; giới thiệu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc, giới thiệu đại biểu ứng cử và bầu cử Ban lãnh đạo của Liên đoàn; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Liên đoàn.
2. Được ưu tiên sử dụng các phương tiện tập luyện, thi đấu, thông tin khoa học về chuyên môn và các loại hình dịch vụ khác của Liên đoàn.
3. Được tổ chức các giải thi đấu và sự kiện do Liên đoàn cấp phép hoặc ủy quyền.
4. Cử vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài là hội viên của Liên đoàn tham gia các hoạt động và các cuộc thi đấu do Liên đoàn tổ chức.
5. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các Ban, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra theo quy định của Liên đoàn.
6. Được cấp giấy chứng nhận là hội viên của Liên đoàn.
7. Được Liên đoàn bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng; được khen thưởng khi có thành tích theo quy định của Liên đoàn.
8. Được giới thiệu hội viên mới.
9. Được ra khỏi Liên đoàn khi thấy không thể tiếp tục là hội viên.
10. Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Liên đoàn và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra Liên đoàn.
Theo quy định trên, Hội viên của Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam có thể ra khỏi Liên đoàn khi thấy không thể tiếp tục là hội viên.
Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của hội viên Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 11 Điều lệ Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 789/QĐ-BNV năm 2021 về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Liên đoàn.
2. Bảo vệ uy tín của Liên đoàn, không nhân danh Liên đoàn trong các quan hệ, giao dịch khi chưa được lãnh đạo Liên đoàn phân công bằng văn bản.
3. Đóng hội phí theo quy định của Liên đoàn.
4. Tôn trọng và chấp hành Luật, Điều lệ của các tổ chức thể thao quốc tế mà Liên đoàn là thành viên.
5. Tích cực tham gia các hoạt động của Liên đoàn, đóng góp hiệu quả vào việc phát triển và nâng cao trình độ, thành tích môn Bóng chày và Bóng mềm.
6. Thường xuyên củng cố, phát triển tổ chức và các cơ sở hoạt động về môn Bóng chày và Bóng mềm ở đơn vị, địa phương.
7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Liên đoàn.
Theo đó, hội viên chính thức của Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 11 nêu trên.
Thủ tục ra khỏi Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Điều lệ Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 789/QĐ-BNV năm 2021 quy định về thủ tục hội viên ra khỏi Liên đoàn như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Liên đoàn.
...
2. Thủ tục hội viên ra khỏi Liên đoàn:
a) Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Liên đoàn làm đơn gửi Ban Thường vụ Liên đoàn. Trước khi có quyết định chính thức, hội viên đó phải có trách nhiệm giải quyết xong mọi vấn đề liên quan đến Liên đoàn, tổ chức và hội viên khác của Liên đoàn. Quyền và nghĩa vụ hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Thường vụ Liên đoàn thông báo chấp thuận;
b) Ban Thường vụ Liên đoàn xem xét, quyết định khai trừ hội viên ra khỏi Liên đoàn trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm nghiêm trọng Điều lệ và các quy định của Liên đoàn, làm tổn hại đến quyền lợi, uy tín và sự đoàn kết của Liên đoàn;
- Đối với hội viên tổ chức: bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Đối với hội viên cá nhân: bị tước quyền công dân theo quy định của pháp luật;
- Không đóng hội phí 01 (một) năm hoặc không sinh hoạt liên tục 06 (sáu) tháng, không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của hội viên mà không có lý do chính đáng.
c) Hội viên của Liên đoàn đương nhiên không còn là hội viên của Liên đoàn trong các trường hợp sau:
- Đối với hội viên tổ chức: tuyên bố giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
- Đối với hội viên cá nhân: mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích hoặc chết.
d) Sau khi Ban Thường vụ Liên đoàn xem xét, quyết định, Chủ tịch Liên đoàn có trách nhiệm ra quyết định chấm dứt tư cách hội viên.
Như vậy, Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam làm đơn gửi Ban Thường vụ Liên đoàn.
Trước khi có quyết định chính thức, hội viên đó phải có trách nhiệm giải quyết xong mọi vấn đề liên quan đến Liên đoàn, tổ chức và hội viên khác của Liên đoàn.
Quyền và nghĩa vụ hội viên sẽ chấm dứt sau khi Ban Thường vụ Liên đoàn thông báo chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?