Hội Răng hàm mặt Việt Nam có mục đích hoạt động là gì? Nguyên tắc hoạt động của Hội được quy định thế nào?
Hội Răng hàm mặt Việt Nam có mục đích hoạt động là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Hội Răng hàm mặt Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 595/QĐ-BNV năm 2012 về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hội Răng hàm mặt Việt Nam (sau đây gọi là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của công dân Việt Nam làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực răng hàm mặt trong cả nước, cùng nhau đoàn kết, xây dựng ngành vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân.
Theo quy định trên, mục đích hoạt động của Hội Răng hàm mặt Việt Nam là xây dựng ngành vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân.
Hội Răng hàm mặt Việt Nam (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Hội được quy định thế nào?
Theo Điều 3 Điều lệ Hội Răng hàm mặt Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 595/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý như sau:
Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Hội Răng hàm mặt Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, không vì mục đích lợi nhuận, tự trang trải kinh phí hoạt động và tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
2. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động. Hội là thành viên của Tổng hội Y học Việt Nam.
3. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Răng hàm mặt Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
Đồng thời Hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tự trang trải kinh phí hoạt động và tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Nhiệm vụ của Hội Răng hàm mặt Việt Nam là gì?
Theo Điều 4 Điều lệ Hội Răng hàm mặt Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 595/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ hội viên trong nghiên cứu, học tập, phổ biến và cập nhật kiến thức, phát huy khả năng sáng tạo chuyên môn nghiệp vụ y tế và lĩnh vực răng hàm mặt, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.
2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên; hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để học tập, cập nhật kiến thức trong lĩnh vực răng hàm mặt, trao đổi kinh nghiệm, nhanh chóng hội nhập khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật.
3. Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Tổng hội Y học Việt Nam và Bộ Y tế về các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển chuyên ngành răng hàm mặt Việt Nam.
4. Thực hiện việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các vấn đề liên quan đến ngành răng hàm mặt và chính sách y tế theo đề nghị của cơ quan nhà nước.
5. Bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với pháp luật hiện hành.
Theo đó, Hội Răng hàm mặt Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Hội Răng hàm mặt Việt Nam có những quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ Hội Răng hàm mặt Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 595/QĐ-BNV năm 2012 quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Hội như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Hội
1. Đại diện cho các hội viên trong các hoạt động có liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
2. Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, cung cấp các hoạt động dịch vụ đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề, nghiên cứu khoa học; hội nghị, hội thảo, tham quan học tập trong và ngoài nước, tham gia đào tạo, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, chế độ chính sách liên quan đến nghề nghiệp cho hội viên theo quy định của pháp luật.
4. Giúp đỡ hội viên triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học, dự án thuộc lĩnh vực răng hàm mặt khi có yêu cầu.
5. Được phép xuất bản sách, tài liệu, tạp chí của Hội theo quy định của pháp luật.
6. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Được gia nhập các tổ chức xã hội “nghề nghiệp cùng ngành nghề trong nước, khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật.
9. Khen thưởng và đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng cho hội viên và tổ chức của Hội có nhiều thành tích trong công tác chuyên môn và công tác phát triển Hội.
10. Xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, hội viên vi phạm Điều lệ Hội theo quy định của pháp luật.
11. Kết nạp và khai trừ hội viên theo quy định của Điều lệ Hội.
Như vậy, Hội Răng hàm mặt Việt Nam có những quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có quyền triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, cung cấp các hoạt động dịch vụ đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?