Hội nghị bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục trực thuộc Tổng cục Hải quan chỉ được tiến hành khi nào?
- Hội nghị bổ nhiệm lại công chức cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục trực thuộc Tổng cục Hải quan chỉ được tiến hành khi nào?
- Công chức tập sự có được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại công chức không?
- Trường hợp công chức lãnh đạo được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương với chức vụ cũ thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính từ ngày nào?
Hội nghị bổ nhiệm lại công chức cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục trực thuộc Tổng cục Hải quan chỉ được tiến hành khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục và đơn vị tương đương tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về việc tổ chức các Hội nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại như sau:
Quy định về việc tổ chức các Hội nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
1. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 công chức, viên chức thuộc thành phần tham gia dự họp có mặt. Trường hợp công chức, viên chức thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì không được phép ủy quyền cho người khác dự thay.
2. Trước khi vào Hội nghị, chủ trì Hội nghị chỉ định Thư ký của Hội nghị.
3. Nội dung, kết quả Hội nghị phải được lập thành biên bản.
4. Trường hợp các thành phần của Hội nghị chỉ là một người thi không tổ chức Hội nghị đó và người đứng đầu Chi cục có văn bản báo cáo Cục xem xét, quyết định; bộ phận tham mưu công tác cán bộ của Cục tổng hợp, trình Cục trưởng xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Trường hợp đơn vị chưa có cấp trưởng thì nhân sự được giao Quyền hoặc Cấp phó phụ trách được tham dự Hội nghị với tư cách cấp trưởng đơn vị.
Như vậy, theo quy định thì Hội nghị bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 công chức thuộc thành phần tham gia dự họp có mặt.
Hội nghị bổ nhiệm lại công chức cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục trực thuộc Tổng cục Hải quan chỉ được tiến hành khi nào? (Hình từ Internet)
Công chức tập sự có được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại công chức không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục và đơn vị tương đương tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định như sau:
Quy định về việc lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm bổ nhiệm và phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại
1. Khi triển khai lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm, các trường hợp sau đây không được tham gia bỏ phiếu:
a) Công chức, viên chức tập sự;
b) Người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thời gian công tác thực tế tại cơ quan, đơn vị dưới 12 tháng.
c) Công chức, viên chức đang trong thời gian biệt phái công tác tại đơn vị khác.
2. Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì khi bỏ phiếu giới thiệu/tín nhiệm thì chỉ bỏ một phiếu.
3. Khi thực hiện lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu do người chủ trì Hội nghị đề xuất và phải được Hội nghị thông qua (theo phương thức giơ tay biểu quyết).
...
Như vậy, theo quy định khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm thì công chức lập sự không được tham gia bỏ phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại công chức.
Trường hợp công chức lãnh đạo được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương với chức vụ cũ thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính từ ngày nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục và đơn vị tương đương tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1228/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về thời hạn giữ chức vụ như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo cho mỗi lần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại là 05 năm, tính từ thời điểm có hiệu lực ghi trong quyết định.
2. Thời gian công chức, viên chức được giao quyền hoặc giao phụ trách đơn vị không tính vào thời gian giữ chức vụ lãnh đạo chức vụ cấp Trưởng của đơn vị đó.
3. Đối với công chức, viên chức lãnh đạo được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương với chức vụ cũ thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực.
4. Đối với trường hợp thay đổi chức danh lãnh đạo do thay đổi tên gọi tổ chức thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ có hiệu lực.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức lãnh đạo được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương với chức vụ cũ thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?