Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào? Nguyên tắc tổ chức của Hội là gì?
Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 106/2005/QĐ-BNV quy định về lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Hội như sau:
Lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Hội
Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này. Hội chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
Hội hoạt động trong lĩnh vực giao thông, vận tải và bảo vệ môi trường giao thông vận tải, bao gồm:
- Trao đổi các thông tin khoa học - công nghệ, sản xuất - kinh doanh trong và ngoài nước về lĩnh vực môi trường giao thông vận tải.
- Tham gia tư vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển môi trường giao thông vận tải Việt Nam.
- Tăng cường hội nhập với các hoạt động của các Hội trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 106/2005/QĐ-BNV về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tập hợp các tổ chức và công dân hoạt động trong lĩnh vực môi trường giao thông vận tải nhằm mục đích đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Hội viên trong Hội nhằm cùng nhau làm tốt công tác xây dựng và phát triển lĩnh vực môi trường giao thông vận tải Việt Nam.
2. Đại diện cho Hội viên kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về các chủ trương, chính sách, biện pháp liên quan đến ngành, lĩnh vực môi trường giao thông vận tải, hỗ trợ Hội viên về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện cho ngành phát triển ổn định và bền vững.
3. Chủ động trong công tác nghiên cứu, tìm kiếm, xây dựng và phát triển ngành, lĩnh vực môi trường giao thông vận tải và giúp đỡ Hội viên tránh được các vi phạm trong quá trình quản lý và bảo vệ các công trình giao thông vận tải, xác lập quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Hướng dẫn và giúp đỡ Hội viên xây dựng và bảo vệ thương hiệu của Hội vêin.
5. Cập nhật và cung cấp cho các Hội viên các thông tin về chính sách, pháp luật và các chủ trương của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực môi trường và phát triển ngành, lĩnh vực môi trường giao thông vận tải.
6. Hướng dẫn, giám sát các Hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Hội.
7. Tổng hợp ý kiến của các Hội viên để kiến nghị với Nhà nước về chính sách, cơ chế đối với ngành, lĩnh vực môi trường giao thông vận tải, tạo điều kiện cho ngành phát triển ổn định và bền vững.
8. Phối hợp với các cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các Hội viên. Tham gia hòa giải tranh chấp giữa các Hội viên.
9. Giới thiệu thành tựu và năng lực của các Hội viên trong nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh.
10. Thu thập, cung cấp thông tin về thị trường, công nghệ, khoa học, quản lý, kinh tế cho các Hội viên.
11. Xuất bản tạp chí, tập san và các ấn phẩm khác thuộc lĩnh vực chuyên ngành môi trường giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức hội nghị, hội thảo, báo cáo chuyên đề, tọa đàm trao đổi ý kiến, tập huấn và hỗ trợ đào tạo, thực tập ở trong và ngoài nước về lĩnh vực môi trường giao thông vận tải và các lĩnh vực có liên quan theo quy định của Nhà nước.
13. Giúp đỡ, tư vấn cho các Hội viên trong việc nghiên cứu và phát triển năng lực hoạt động của các Hội viên.
14. Triển khai các hoạt động hợp tác, hỗ trợ nghề nghiệp, trao đổi kinh nghiệm giữa các Hội và các tổ chức trong nước và nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực mà Hội hoạt động, phục vụ cho mục đích và hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Quan hệ với các tổ chức Quốc tế, tạo môi trường phát triển ngành, lĩnh vực môi trường giao thông vận tải Việt Nam hòa nhập với khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tham quan chuyên đề trong và ngoài nước. Tham dự Hội nghị Quốc tế về lĩnh vực môi trường giao thông vận tải nói riêng và lĩnh vực môi trường nói chung.
Tổ chức các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm của các nước theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện những công việc khác khi được Nhà nuớc Việt Nam yêu cầu.
Theo đó, Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Nguyên tắc tổ chức của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam là gì?
Theo Điều 11 Điều lệ của Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 106/2005/QĐ-BNV quy định về nguyên tắc tổ chức của Hội như sau:
Nguyên tắc tổ chức của Hội
1. Hội Môi trường Giao thông vận tải Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính và bình đẳng giữa các Hội viên.
2. Cơ quan Chấp hành của Hội hoạt động trên cơ sở bàn bạc dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số.
Như vậy, Hội Môi trường giao thông vận tải Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính và bình đẳng giữa các Hội viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?