Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ được tổ chức theo nguyên tắc nào? Đối tượng nào được tham gia làm thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ?
- Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ được tổ chức theo nguyên tắc nào?
- Đối tượng nào được tham gia làm thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ?
- Tổ chức thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ có các nhiệm vụ như thế nào?
- Tổ chức thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ có những quyền lợi nào?
- Hội viên muốn ra khỏi Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ có cần có thư thông báo với cấp có thẩm quyền của Hội không?
Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ được tổ chức theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ ban hành kèm theo Quyết định 17/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ tổ chức theo nguyên tắc dân chủ và hiệp thương thống nhất. Lãnh đạo Hội được bầu thông qua bầu cử dân chủ và biểu quyết theo đa số (lấy đa số là 2/3 trở lên).Trường hợp đặc biệt không bầu được thì Ban Chấp hành lâm thời của Hội sẽ được chỉ định, nhưng không quá thời hạn một nhiệm kỳ.
Như vậy, theo quy địn trên thì Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ và hiệp thương thống nhất.
Lãnh đạo Hội được bầu thông qua bầu cử dân chủ và biểu quyết theo đa số (lấy đa số là 2/3 trở lên).
Trường hợp đặc biệt không bầu được thì Ban Chấp hành lâm thời của Hội sẽ được chỉ định, nhưng không quá thời hạn một nhiệm kỳ.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ được tổ chức theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được tham gia làm thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ ban hành kèm theo Quyết định 17/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Những tổ chức, công dân Việt Nam tán thành Điều lệ của Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội và được Ban Thường vụ của Ban Chấp hành Hội đồng ý, sẽ được gia nhập Hội. Các tổ chức sẽ trở thành các tổ chức thành viên và cá nhân sẽ trở thành hội viên của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Đối tượng được tham gia làm thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ là những tổ chức, công dân Việt Nam tán thành Điều lệ của Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội và được Ban Thường vụ của Ban Chấp hành Hội đồng ý, sẽ được gia nhập Hội.
Các tổ chức sẽ trở thành các tổ chức thành viên và cá nhân sẽ trở thành hội viên của Hội.
Tổ chức thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ ban hành kèm theo Quyết định 17/2003/QĐ-BNV, có quy định về các tổ chức thành viên và hội viên có nhiệm vụnhư sau:
Các tổ chức thành viên và hội viên có nhiệm vụ:
- Chấp hành Điều lệ, các nghị quyết và chủ trương của Hội.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội.
- Đóng góp vào tài chính của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ có các nhiệm vụ như sau:
- Chấp hành Điều lệ, các nghị quyết và chủ trương của Hội.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội.
- Đóng góp vào tài chính của Hội.
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ ban hành kèm theo Quyết định 17/2003/QĐ-BNV, có quy định về các tổ chức thành viên và hội viên có quyền
Tổ chức thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ có những quyền lợi nào?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ ban hành kèm theo Quyết định 17/2003/QĐ-BNV, có quy định về các tổ chức thành viên và hội viên có quyền như sau:
Các tổ chức thành viên và hội viên có quyền:
- Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua các quyết định, chủ trương và chương trình hoạt động của Hội.
- Được Hội giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động nhằm mục đích góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Mông Cổ trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật phù hợp với mục tiêu của Hội.
- Được tham gia bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội.
- Hội viên được quyền xin ra khỏi Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ có những quyền lợi sau:
- Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua các quyết định, chủ trương và chương trình hoạt động của Hội.
- Được Hội giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động nhằm mục đích góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Mông Cổ trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật phù hợp với mục tiêu của Hội.
- Được tham gia bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội.
- Hội viên được quyền xin ra khỏi Hội.
Hội viên muốn ra khỏi Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ có cần có thư thông báo với cấp có thẩm quyền của Hội không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ ban hành kèm theo Quyết định 17/2003/QĐ-BNV, có quy định về xóa tên và khai trừ hội viên như sau:
Xóa tên và khai trừ hội viên:
1. Hội viên muốn ra khỏi Hội phải có thư thông báo với cấp có thẩm quyền của Hội để xóa tên trong danh sách hội viên.
2. Hội viên hoạt động trái với Điều lệ và nghị quyết của Hội sẽ bị xóa tên trong danh sách hội viên.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên muốn ra khỏi Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ phải có thư thông báo với cấp có thẩm quyền của Hội Hữu nghị Việt Nam và Mông Cổ để xóa tên trong danh sách hội viên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?