Hội Hữu nghị Việt Nam và Lào hoạt động nhằm mục đích gì? Hội Hữu nghị Việt Nam và Lào có tư cách pháp nhân không?
Hội Hữu nghị Việt Nam và Lào hoạt động nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào phê duyệt theo Quyết định 18/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào là một tổ chức xã hội, là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, hoạt động theo Điều lệ của Hội, phù hợp với luật pháp hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam và tôn chỉ mục đích của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Mục đích của Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào là góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đối tác chính của Hội là tổ chức hữu nghị Lào-Việt Nam, đồng thời Hội phát triển quan hệ rộng rãi với các tổ chức chính trị, xã hội, các nhà doanh nghiệp ở Lào vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Hữu nghị Việt Nam và Lào hoạt động nhằm mục đích là góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Đối tác chính của Hội là tổ chức hữu nghị Lào-Việt Nam, đồng thời Hội phát triển quan hệ rộng rãi với các tổ chức chính trị, xã hội, các nhà doanh nghiệp ở Lào vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Lào (Hình từ Internet)
Hội Hữu nghị Việt Nam và Lào có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào phê duyệt theo Quyết định 18/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài chính và tài khoản riêng để phục vụ cho các hoạt động của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Hữu nghị Việt Nam và Lào có tư cách pháp nhân.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Lào có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào phê duyệt theo Quyết định 18/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào có những nhiệm vụ sau đây:
- Cùng với tổ chức hữu nghị Lào-Việt Nam giới thiệu, thông tin cho các tầng lớp nhân dân Lào về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa và những thành tựu xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam.
- Giới thiệu, thông tin cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa và những thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân Lào cũng như về mối quan hệ gắn bó truyền thống đặc biệt, thủy chung giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào anh em.
- Làm cầu nối vận động và thúc đẩy các hoạt động hữu nghị và hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả và thiết thực, góp phần vào sự phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào.
- Tổ chức trao đổi các đoàn hữu nghị, trao đổi thông tin, các cuộc gặp gỡ với tổ chức hữu nghị Lào-Việt Nam cũng như với các tổ chức xã hội, kinh tế, văn hóa của Lào nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt giữa nhân dân hai nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Hữu nghị Việt Nam và Lào có các nhiệm vụ như sau:
- Cùng với tổ chức hữu nghị Lào-Việt Nam giới thiệu, thông tin cho các tầng lớp nhân dân Lào về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa và những thành tựu xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam.
- Giới thiệu, thông tin cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa và những thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân Lào cũng như về mối quan hệ gắn bó truyền thống đặc biệt, thủy chung giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào anh em.
- Làm cầu nối vận động và thúc đẩy các hoạt động hữu nghị và hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả và thiết thực, góp phần vào sự phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào.
- Tổ chức trao đổi các đoàn hữu nghị, trao đổi thông tin, các cuộc gặp gỡ với tổ chức hữu nghị Lào-Việt Nam cũng như với các tổ chức xã hội, kinh tế, văn hóa của Lào nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt giữa nhân dân hai nước.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/TS/02-06/Viet-Nam-va-Lao-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/TS/02-06/Viet-Nam-va-Lao.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/TS/02-06/Viet-Nam-Lao.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu theo Quyết định 922 thuộc Bộ Nội vụ thực hiện ra sao?
- Mẫu danh sách, kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi cho CBCC cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2025?
- Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt?
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá với tần suất thế nào? Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn?
- Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông được tặng cho tập thể nào trong ngành Thông tin và Truyền thông?