Hội Hữu nghị Việt Nam và Bungari có phải là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam không? Hội Hữu nghị Việt Nam và Bungari hoạt động nhằm mục đích gì?
Hội Hữu nghị Việt Nam và Bungari có phải là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 1 Điều lệ (sửa đổi) Hội Hữu nghị Việt Nam – Bungari phê duyệt theo Quyết định 25/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định như sau:
Hội hữu nghị Việt Nam-Bungari (gọi tắt là Hội Việt-Bun) là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; hoạt động theo Điều lệ Hội, Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, có trụ sở tại Hà Nội, có tài sản, tài khoản riêng, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Hữu nghị Việt Nam và Bungari là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Bungari (Hình từ Internet)
Hội Hữu nghị Việt Nam và Bungari hoạt động nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ (sửa đổi) Hội Hữu nghị Việt Nam – Bungari phê duyệt theo Quyết định 25/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định như sau:
Mục đích của Hội hữu nghị Việt Nam-Bungari là tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Bungari.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Hữu nghị Việt Nam và Bungari hoạt động nhằm mục đích là tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Bungari.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Bungari có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi) Hội Hữu nghị Việt Nam – Bungari phê duyệt theo Quyết định 25/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về Hội hữu nghị Việt Nam-Bungari có nhiệm vụ sau:
Hội hữu nghị Việt Nam-Bungari có nhiệm vụ sau:
1. Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội ở trong nước tiến hành các hoạt động nhằm phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Bungari theo đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Góp phần tuyên truyền, giới thiệu với nhân dân Bungari về Việt Nam, về đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
3. Góp phần thông tin kịp thời cho nhân dân Việt Nam về Bungari.
4. Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các tổ chức hữu nghị của Bungari và các tổ chức chính trị, xã hội khác của Bungari thông qua các hoạt động trao đổi đoàn, sách báo, phim ảnh và các hoạt động khác theo qui định của pháp luật.
5. Hỗ trợ và thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch v.v. giữa các tổ chức của Việt Nam với các đối tác của Bungari.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Hữu nghị Việt Nam và Bungari có những nhiệm vụ sau:
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội ở trong nước tiến hành các hoạt động nhằm phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Bungari theo đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Góp phần tuyên truyền, giới thiệu với nhân dân Bungari về Việt Nam, về đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Góp phần thông tin kịp thời cho nhân dân Việt Nam về Bungari.
- Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các tổ chức hữu nghị của Bungari và các tổ chức chính trị, xã hội khác của Bungari thông qua các hoạt động trao đổi đoàn, sách báo, phim ảnh và các hoạt động khác theo qui định của pháp luật.
- Hỗ trợ và thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch v.v. giữa các tổ chức của Việt Nam với các đối tác của Bungari.
Tài chính của Hội hữu nghị Việt Nam và Bungari đến từ những nguồn nào?
Căn cứ tại Điều 13 Điều lệ (sửa đổi) Hội Hữu nghị Việt Nam – Bungari phê duyệt theo Quyết định 25/2002/QĐ-BTCCBCP, có quy định về tài chính của Hội được hình thành từ các nguồn sau:
Tài chính của Hội được hình thành từ các nguồn:
1. Kinh phí do Nhà nước hỗ trợ.
2. Hội phí sẽ do Ban Chấp hành Hội qui định hàng năm cho các thành viên của Hội.
3. Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Sự ủng hộ, đóng góp từ các hoạt động hỗ trợ hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch, chuyển giao công nghệ, văn hóa giáo dục và dịch vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì Tài chính của Hội hữu nghị Việt Nam-Bungari đến từ những nguồn sau:
- Kinh phí do Nhà nước hỗ trợ.
- Hội phí sẽ do Ban Chấp hành Hội qui định hàng năm cho các thành viên của Hội.
- Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Sự ủng hộ, đóng góp từ các hoạt động hỗ trợ hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch, chuyển giao công nghệ, văn hóa giáo dục và dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?