Hội đồng xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân do ai quyết định thành lập? Giải thể trong trường hợp nào?
Hội đồng xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân do ai quyết định thành lập? Giải thể trong trường hợp nào?
Tại Điều 34 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân theo Quyết định 401/QC-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Hội đồng xét tuyển công chức
1. Hội đồng xét tuyển công chức (sau đây viết tắt là Hội đồng xét tuyển) do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập. Hội đồng xét tuyển hoạt động theo từng kỳ xét tuyển và tự giải thể sau khi kết thúc kỳ xét tuyển.
2. Hội đồng xét tuyển được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức trong các hoạt động của Hội đồng.
Theo quy định này thì Hội đồng xét tuyển công chức do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập. Hội đồng xét tuyển hoạt động theo từng kỳ xét tuyển và tự giải thể sau khi kết thúc kỳ xét tuyển.
Hội đồng xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân do ai quyết định thành lập? Giải thể trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Chủ tịch Hội đồng xét tuyển có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Tại Điều 35 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân theo Quyết định 401/QC-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng xét tuyển
1. Chủ tịch Hội đồng xét tuyển
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng xét tuyển theo quy định, chỉ đạo việc tổ chức xét tuyển bảo đảm đúng quy chế xét tuyển công chức;
b) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng xét tuyển;
c) Quyết định thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban kiểm tra sát hạch;
d) Tổ chức việc xây dựng đề phỏng vấn theo đúng quy định, bảo đảm bí mật đề phỏng vấn theo chế độ tài liệu “MẬT” (câu hỏi và đáp án do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp).
đ) Tổ chức việc phỏng vấn và tổng hợp kết quả xét tuyển theo quy định;
e) Báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định công nhận kết quả xét tuyển;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ xét tuyển.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển: giúp Chủ tịch Hội đồng xét tuyển điều hành hoạt động của Hội đồng xét tuyển và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển.
3. Các thành viên của Hội đồng xét tuyển do Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm hoạt động của Hội đồng đúng quy định.
4. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng xét tuyển giúp Chủ tịch Hội đồng xét tuyển:
a) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
b) Tổ chức, chuẩn bị các tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho thí sinh (nếu có);
c) Tổ chức việc thu phí dự xét tuyển, quản lý thu, chi và thanh quyết toán phí dự xét tuyển theo đúng quy định;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả xét tuyển với Hội đồng xét tuyển.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng xét tuyển có các nhiệm vụ, trách nhiệm sau:
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng xét tuyển theo quy định, chỉ đạo việc tổ chức xét tuyển bảo đảm đúng quy chế xét tuyển công chức;
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng xét tuyển;
- Quyết định thành lập Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban kiểm tra sát hạch;
- Tổ chức việc xây dựng đề phỏng vấn theo đúng quy định, bảo đảm bí mật đề phỏng vấn theo chế độ tài liệu “MẬT” (câu hỏi và đáp án do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp).
- Tổ chức việc phỏng vấn và tổng hợp kết quả xét tuyển theo quy định;
- Báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định công nhận kết quả xét tuyển;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ xét tuyển.
Ban giúp việc cho Hội đồng xét tuyển công chức Viện kiểm được quy định ra sao?
Theo Phụ lục 01 quy định giúp việc cho Hội đồng xét tuyển công chức Viện kiểm sát gồm những ban sau:
(1) Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 36 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân theo Quyết định 401/QC-VKSTC năm 2021:
Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển do Chủ tịch Hội đồng xét tuyển thành lập, có 05 thành viên do 01 lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký.
(2) Ban phỏng vấn quy định tại Điều 37 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân theo Quyết định 401/QC-VKSTC năm 2021:
Ban phỏng vấn do Chủ tịch Hội đồng xét tuyển thành lập gồm Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký.
(3) Ban giám sát kỳ xét tuyển quy định tại Điều 39 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân theo Quyết định 401/QC-VKSTC năm 2021:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập Ban giám sát kỳ xét tuyển công chức, thành phần Ban giám sát kỳ xét tuyển công chức ngành Kiểm sát gồm:
- Ban giám sát tuyển dụng công chức tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập gồm 03 thành viên:
+ Trưởng Ban là một Lãnh đạo cấp Vụ Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Các thành viên Ban giám sát là công chức của các đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- Ban giám sát tuyển dụng công chức tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập có 05 thành viên:
- Trưởng Ban là đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Phó Trưởng Ban là đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các thành viên khác gồm: 01 công chức của Vụ Tổ chức cán bộ, 01 đại diện lãnh đạo công đoàn và 01 công chức làm công tác Thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hoặc cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?