Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan giải thể khi nào?
- Ai có thẩm quyền thành lập hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan?
- Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan gồm những ai?
- Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan giải thể khi nào?
Ai có thẩm quyền thành lập hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan?
Ai có thẩm quyền thành lập hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo, thì theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC về hội đồng xét chi phí bồi hoàn như sau:
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn
1. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày ra quyết định điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người học không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học và cấp chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước thành lập Hội đồng xét chi phí bồi hoàn đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 143/2013/NĐ-CP.
2. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày người học tự ý bỏ việc hoặc có đơn xin thôi việc mà chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định, thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động thành lập Hội đồng xét chi phí bồi hoàn đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 143/2013/NĐ-CP.
3. Hội đồng xét chi phí bồi hoàn (sau đây gọi là Hội đồng) có chức năng tư vấn giúp thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn trong việc tính và kiến nghị mức chi phí bồi hoàn.
Như vậy, theo quy định trên thì thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học và cấp chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước có thẩm quyền thành lập hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan.
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan giải thể khi nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan gồm những ai?
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC về thành phần hội đồng xét chi phí bồi hoàn như sau:
Thành phần Hội đồng xét chi phí bồi hoàn
1. Thành phần Hội đồng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này bao gồm:
a) Thủ trưởng cơ quan hoặc cấp phó là Chủ tịch Hội đồng;
b) Người phụ trách công tác đào tạo của cơ quan là Thư ký Hội đồng;
c) Người phụ trách công tác tài chính, kế toán của cơ quan là thành viên Hội đồng.
2. Thành phần Hội đồng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch này bao gồm:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động hoặc cấp phó là Chủ tịch Hội đồng;
b) Người phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của cơ quan quản lý người lao động là Thư ký Hội đồng;
c) Người phụ trách công tác tài chính, kế toán của cơ quan quản lý người lao động là thành viên Hội đồng;
d) Người quản lý trực tiếp người lao động là thành viên Hội đồng;
đ) Đại diện tổ chức công đoàn của cơ quan quản lý người lao động là thành viên Hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan gồm:
- Thủ trưởng cơ quan hoặc cấp phó là Chủ tịch Hội đồng;
- Người phụ trách công tác đào tạo của cơ quan là Thư ký Hội đồng;
- Người phụ trách công tác tài chính, kế toán của cơ quan là thành viên Hội đồng.
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan giải thể khi nào?
Hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan giải thể khi nào, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét chi phí bồi hoàn
1. Hội đồng chỉ tiến hành họp khi có đầy đủ các thành phần Hội đồng tham dự.
2. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ và biểu quyết theo hình thức bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa số.
3. Cuộc họp của Hội đồng phải được ghi thành biên bản để Hội đồng xem xét, thông qua. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
4. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét chi phí bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nhận lương hưu tháng 12 năm 2024 chi tiết? Lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 vào thời gian nào?
- Lời chúc Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam 28 11 ngắn gọn, ý nghĩa? Ngày 28 tháng 11 là thứ mấy?
- Kỷ niệm 204 năm Ngày sinh Ph Ăngghen 28 11 2024 tuyên truyền như thế nào? Ngày 28 11 2024 thứ mấy?
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?