Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu thành viên? Hội đồng tuyển dụng viên chức làm việc theo nguyên tắc gì?
Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Hội đồng tuyển dụng viên chức
1. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp;
d) Các Ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp;
- Các Ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định.
Viên chức của Thanh tra Chính phủ (Hình từ Internet)
Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc gì?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định Hội đồng tuyển dụng viên chức như sau:
Hội đồng tuyển dụng viên chức
...
2. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có); Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn hoặc thực hành tại vòng 2.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
d) Báo cáo người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
e) Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đó, Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Nếu biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết.
- Bên cạnh đó, Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có); Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn hoặc thực hành tại vòng 2.
+ Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
+ Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
+ Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
+ Báo cáo người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
+ Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Có được bố trí người đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Hội đồng tuyển dụng viên chức
...
3. Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự tuyển hoặc của bên vợ (chồng) của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.
Như vậy, không bố trí những người đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng viên chức của Thanh tra Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp sổ hồng lần đầu cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký lần đầu?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 32 năm Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3 12 2024? Chủ đề Ngày Quốc tế người khuyết tật 3 12 là gì?
- Đường bộ trong khu đông dân cư là gì? Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trong khu vực đông dân cư từ 2025 là bao nhiêu?
- Đa cấp trong tiếng Anh là gì? Cá nhân bán hàng đa cấp có được yêu cầu người khác đặt cọc để tham gia bán hàng?
- Vào Hội Cựu chiến binh được hưởng chế độ gì? Đối tượng nào được công nhận là Cựu chiến binh?