Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự như thế nào?
- Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự như thế nào?
- Đoàn giám sát phải có báo cáo kết quả giám sát gửi Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, quyết định khi nào?
- Căn cứ kết quả giám sát của Đoàn giám sát, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có quyền gì khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của Thẩm phán?
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định như sau:
Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát
Hội đồng xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự sau đây:
1. Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo;
2. Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
3. Hội đồng thảo luận.
Trong quá trình thảo luận, đại diện Đoàn giám sát có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;
4. Hội đồng ra nghị quyết về nội dung được giám sát. Nghị quyết này được gửi tới Thẩm phán chịu sự giám sát, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo quy định trên, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự sau:
- Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo;
- Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
- Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia thảo luận.
Trong quá trình thảo luận, đại diện Đoàn giám sát có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;
- Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ra nghị quyết về nội dung được giám sát. Nghị quyết này được gửi tới Thẩm phán chịu sự giám sát, Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán công tác và cơ quan, tổ chức có liên quan
Thẩm phán quốc gia (Hình từ Internet)
Đoàn giám sát phải có báo cáo kết quả giám sát gửi Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, quyết định khi nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 24 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định như sau:
Tổ chức Đoàn giám sát
...
4. Đoàn giám sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát trong nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát;
b) Yêu cầu Thẩm phán chịu sự giám sát, Tòa án có liên quan báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
c) Xem xét, xác minh những vấn đề mà Đoàn giám sát thấy cần thiết;
d) Khi phát hiện Thẩm phán có hành vi vi phạm pháp luật thì Đoàn giám sát có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan xem xét, xử lý theo quy định pháp luật. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết đến Hội đồng.
đ) Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát phải có báo cáo kết quả giám sát gửi Hội đồng xem xét, quyết định.
Như vậy, khi thực hiện nhiệm vụ giám sát Thẩm phán, Đoàn giám sát có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát trong nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát;
- Yêu cầu Thẩm phán chịu sự giám sát, Tòa án có liên quan báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
- Xem xét, xác minh những vấn đề mà Đoàn giám sát thấy cần thiết;
- Khi phát hiện Thẩm phán có hành vi vi phạm pháp luật thì Đoàn giám sát có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan xem xét, xử lý theo quy định pháp luật. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết đến Hội đồng.
- Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát phải có báo cáo kết quả giám sát gửi Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, quyết định.
Căn cứ kết quả giám sát của Đoàn giám sát, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có quyền gì khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của Thẩm phán?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định như sau:
Thẩm quyền của Hội đồng trong việc xem xét kết quả giám sát
Căn cứ kết quả giám sát, Hội đồng có các quyền sau đây:
1. Trường hợp Thẩm phán có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận xử lý của cơ quan có thẩm quyền thì Hội đồng yêu cầu Chánh án nơi Thẩm phán công tác tiến hành kiểm điểm làm rõ hành vi, mức độ vi phạm của Thẩm phán, xử lý theo quy định của pháp luật và báo cáo Hội đồng;
Đối với Thẩm phán có hành vi vi phạm pháp luật và đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Hội đồng đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các hình thức kỷ luật theo quy định.
2. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của Thẩm phán, Hội đồng kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ Thẩm phán;
3. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tôn vinh, khen thưởng Thẩm phán theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ kết quả giám sát, khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của Thẩm phán, Hội đồng kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ Thẩm phán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?