Hội đồng tư vấn đánh giá Đề án khung chương trình PPP dựa trên những nội dung nào và có thẩm quyền phê duyệt Đề án hay không?
Những tài liệu nào được gửi đến thành viên Hội đồng tư vấn trước khi diễn ra phiên họp đánh giá Đề án khung chương trình PPP?
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Phương thức làm việc của hội đồng tư vấn
...
3. Tài liệu được gửi đến các thành viên hội đồng tư vấn ít nhất 05 ngày làm việc trước phiên họp của hội đồng, bao gồm:
a) Đề án khung chương trình PPP và phụ lục kèm theo (nếu có);
b) Trích lục quy định tại các Điều 4, 10 và Điều 11 Thông tư này;
c) Các biểu mẫu liên quan ban hành kèm theo Thông tư này phục vụ phiên họp của hội đồng tư vấn;
d) Tài liệu chuyên môn liên quan khác (nếu có).
...
Theo đó, những tài liệu được gửi đến thành viên Hội đồng tư vấn ít nhất 05 ngày làm việc trước khi diễn ra phiên họp đánh giá Đề án khung chương trình PPP, bao gồm:
- Đề án khung chương trình PPP và phụ lục kèm theo (nếu có);
- Trích lục quy định tại các Điều 4, 10 và Điều 11 Thông tư này;
- Các biểu mẫu liên quan ban hành kèm theo Thông tư này phục vụ phiên họp của hội đồng tư vấn;
- Tài liệu chuyên môn liên quan khác (nếu có).
Hội đồng tư vấn đánh giá Đề án khung chương trình PPP dựa trên những nội dung nào?
Hội đồng tư vấn có thẩm quyền phê duyệt Đề án khung chương trình PPP hay không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 11 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Nội dung làm việc của hội đồng tư vấn
Các chuyên gia phản biện và thành viên hội đồng tư vấn phân tích, thảo luận và đánh giá đề án khung chương trình PPP về các nội dung sau:
1. Sự cần thiết của việc thực hiện chương trình PPP;
2. Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 4 Thông tư này;
3. Tính hợp lý, khả thi của mục tiêu, tính hợp lý, gắn kết, khả năng phối hợp giữa các nội dung thuộc chương trình PPP để đạt mục tiêu đề ra;
4. Năng lực, nguồn lực cam kết của các đối tác công, đối tác tư dành thực hiện chương trình PPP;
5. Thời gian và kế hoạch thực hiện chương trình PPP;
6. Kết quả và tác động dự kiến của chương trình PPP.
Căn cứ trên quy định, các chuyên gia phản biện và thành viên hội đồng tư vấn phân tích, thảo luận và đánh giá Đề án khung chương trình PPP về các nội dung sau:
- Sự cần thiết của việc thực hiện chương trình PPP;
- Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN;
- Tính hợp lý, khả thi của mục tiêu, tính hợp lý, gắn kết, khả năng phối hợp giữa các nội dung thuộc chương trình PPP để đạt mục tiêu đề ra;
- Năng lực, nguồn lực cam kết của các đối tác công, đối tác tư dành thực hiện chương trình PPP;
- Thời gian và kế hoạch thực hiện chương trình PPP;
- Kết quả và tác động dự kiến của chương trình PPP.
Hội đồng tư vấn có thẩm quyền phê duyệt Đề án khung chương trình PPP hay không?
Theo Điều 12 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Phê duyệt đề án khung chương trình PPP
1. Cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn phối hợp với đại diện của đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan hoàn thiện đề án khung chương trình PPP sau khi có kết quả đánh giá của hội đồng tư vấn.
2. Thủ trưởng cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn rà soát trình tự, thủ tục làm việc của hội đồng tư vấn, xem xét các ý kiến của thành viên hội đồng đối với đề án khung chương trình PPP theo quy định tại Điều 11 Thông tư này trước khi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.
Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn đề xuất Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến tư vấn của 01 đến 02 chuyên gia tư vấn độc lập trong nước, ngoài nước hoặc thành lập một hội đồng tư vấn mới để đánh giá thêm về đề án khung chương trình PPP (gọi là hội đồng tư vấn lần hai), trong đó các chuyên gia phản biện của hội đồng tư vấn lần hai phải là các chuyên gia mới. Trình tự, thủ tục thành lập và làm việc của hội đồng tư vấn lần hai thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Thông tư này.
3. Trên cơ sở kết quả làm việc của hội đồng tư vấn, chuyên gia tư vấn (nếu có) và kiến nghị của thủ trưởng cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt đề án khung chương trình PPP.
Dựa trên các quy định nêu trên thì, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án khung chương trình PPP mà không phải là Hội đồng tư vấn đánh giá Đề án khung chương trình PPP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?