Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược làm việc theo nguyên tắc nào? Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược làm theo quy định như thế nào?
Thành viên của Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược được có những chức danh nào?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 919/QĐ-BYT năm 2007, có quy định về thành lập Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược gồm các thành viên có các chức danh như sau:
Thành lập Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược gồm các thành viên có các chức danh sau:
1. 01 Lãnh đạo Bộ Y tế phụ trách công tác Dược: Chủ tịch Hội đồng.
2. 01 Lãnh đạo Cục Quản lý Dược Việt Nam: Phó Chủ tịch Hội đồng.
3. 01 Lãnh đạo Vụ Pháp chế: Ủy viên.
4. 01 Lãnh đạo Vụ Khoa học Đào tạo: Ủy viên.
5. 01 Đại diện Hội Dược học Việt Nam: Ủy viên.
6. 01 Lãnh đạo Phòng Quản lý kinh doanh dược: Ủy viên thư ký.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên của Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược được có những chức danh sau:
- 01 Lãnh đạo Bộ Y tế phụ trách công tác Dược: Chủ tịch Hội đồng.
- 01 Lãnh đạo Cục Quản lý Dược Việt Nam: Phó Chủ tịch Hội đồng.
- 01 Lãnh đạo Vụ Pháp chế: Ủy viên.
- 01 Lãnh đạo Vụ Khoa học Đào tạo: Ủy viên.
- 01 Đại diện Hội Dược học Việt Nam: Ủy viên.
- 01 Lãnh đạo Phòng Quản lý kinh doanh dược: Ủy viên thư ký
Hội đồng tư vấn (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 919/QĐ-BYT năm 2007, có quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Chủ tịch Hội đồng là người điều hành các phiên họp, khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt có thể ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì họp thay và phải báo cáo lại Chủ tịch Hội đồng.
3. Hội đồng tổ chức họp theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (được ủy quyền) có thể triệu tập họp đột xuất để xin ý kiến các thành viên khi cần thiết.
4. Hội đồng chỉ tiến hành họp khi có mặt tối thiểu 2/3 số thành viên. Kết luận của Hội đồng phải được tối thiểu 2/3 thành viên Hội đồng có mặt nhất trí.
5. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chung của Hội đồng và chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực của mình đang phụ trách.
6. Các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng đưa ra trong các phiên họp được thảo luận tập thể và ghi thành biên bản họp. Biên bản họp phải được tất cả các thành viên Hội đồng tham gia họp ký tên. Biên bản họp của Hội đồng được trình Lãnh đạo Bộ Y tế để làm căn cứ xem xét đưa ra các ý kiến chỉ đạo.
7. Hội đồng cấp chứng chỉ hành nghề Dược có bộ phận thường trực đặt tại Cục Quản lý Dược Việt Nam do Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam chỉ định và điều hành.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược làm theo quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 919/QĐ-BYT năm 2007, có quy định về quy trình làm việc của Hội đồng như sau:
Quy trình làm việc của Hội đồng:
1. Cục Quản lý dược Việt Nam gửi biên bản thẩm định đã được chuyên gia ghi ý kiến tới các thành viên Hội đồng tối thiểu 3 ngày trước ngày họp Hội đồng.
2. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm đọc từng biên bản và có ý kiến trong phiên họp là đồng ý cấp hay không cấp chứng chỉ, nêu rõ lý do. Các thành viên Hội đồng được quyền yêu cầu Cục Quản lý dược Việt Nam cung cấp thêm các tài liệu hoặc yêu cầu xác minh thêm các thông tin về doanh nghiệp.
3. Trong trường hợp thành viên Hội đồng yêu cầu làm rõ một số vấn đề, Cục Quản lý dược Việt Nam phải cung cấp tài liệu theo yêu cầu và có trách nhiệm giải thích, thuyết minh các vấn đề có liên quan. Thành viên Hội đồng phải có ý kiến trả lời (bằng văn bản) trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được các tài liệu bổ sung.
4. Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức họp Hội đồng, Cục Quản lý dược Việt Nam có thể gửi hồ sơ và biên bản thẩm định xin ý kiến từng thành viên Hội đồng và tập hợp để trình Lãnh đạo Bộ Y tế. Các thành viên được gửi xin ý kiến phải có ý kiến trả lời bằng văn bản trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
5. Cục Quản lý dược Việt Nam có trách nhiệm trình ý kiến tư vấn của Hội đồng và đề xuất ý kiến với Lãnh đạo Bộ Y tế. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý dược Việt Nam phải cụ thể hóa bằng văn bản để thực hiện và hướng dẫn thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề Dược làm theo quy định như sau:
- Cục Quản lý dược Việt Nam gửi biên bản thẩm định đã được chuyên gia ghi ý kiến tới các thành viên Hội đồng tối thiểu 3 ngày trước ngày họp Hội đồng.
- Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm đọc từng biên bản và có ý kiến trong phiên họp là đồng ý cấp hay không cấp chứng chỉ, nêu rõ lý do. Các thành viên Hội đồng được quyền yêu cầu Cục Quản lý dược Việt Nam cung cấp thêm các tài liệu hoặc yêu cầu xác minh thêm các thông tin về doanh nghiệp.
- Trong trường hợp thành viên Hội đồng yêu cầu làm rõ một số vấn đề, Cục Quản lý dược Việt Nam phải cung cấp tài liệu theo yêu cầu và có trách nhiệm giải thích, thuyết minh các vấn đề có liên quan. Thành viên Hội đồng phải có ý kiến trả lời (bằng văn bản) trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được các tài liệu bổ sung.
- Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức họp Hội đồng, Cục Quản lý dược Việt Nam có thể gửi hồ sơ và biên bản thẩm định xin ý kiến từng thành viên Hội đồng và tập hợp để trình Lãnh đạo Bộ Y tế. Các thành viên được gửi xin ý kiến phải có ý kiến trả lời bằng văn bản trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Cục Quản lý dược Việt Nam có trách nhiệm trình ý kiến tư vấn của Hội đồng và đề xuất ý kiến với Lãnh đạo Bộ Y tế. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý dược Việt Nam phải cụ thể hóa bằng văn bản để thực hiện và hướng dẫn thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?