Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ gồm có ai?
- Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ gồm có ai?
- Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ gồm có ai?
Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Phòng và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 2631/QĐ-BNV năm 2017 quy định về thành phần Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ như sau:
Hội đồng thi tuyển
1. Thành phần
a) Đối với Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương:
- Đồng chí Bộ trưởng, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ làm Chủ tịch Hội đồng thi tuyển;
- Đồng chí Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ, Thứ trưởng phụ trách đơn vị có chức danh thi tuyển, Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Ủy viên Hội đồng:
+ Các đồng chí Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ;
+ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ủy viên kiêm Thư ký;
+ Người đứng đầu đơn vị có chức danh thi tuyển (đối với Hội đồng thi chức danh cấp Phó Vụ trưởng và tương đương);
+ Mời 01-04 chuyên gia hoặc nhà quản lý có chuyên môn, kinh nghiệm liên quan đến chức danh thi tuyển (nếu cần thiết).
...
Như vậy, Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ gồm:
- Đồng chí Bộ trưởng, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ làm Chủ tịch Hội đồng thi tuyển;
- Đồng chí Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ, Thứ trưởng phụ trách đơn vị có chức danh thi tuyển, Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Ủy viên Hội đồng:
+ Các đồng chí Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ;
+ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ủy viên kiêm Thư ký;
+ Người đứng đầu đơn vị có chức danh thi tuyển (đối với Hội đồng thi chức danh cấp Phó Vụ trưởng và tương đương);
+ Mời 01-04 chuyên gia hoặc nhà quản lý có chuyên môn, kinh nghiệm liên quan đến chức danh thi tuyển (nếu cần thiết).
Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ gồm có ai? (Hình từ Internet)
Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 7 Quy chế thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Phòng và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 2631/QĐ-BNV năm 2017 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi tuyển như sau:
Hội đồng thi tuyển
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Thành lập Tổ giúp việc, Ban ra đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban giám sát;
b) Xây dựng đề thi viết;
c) Tổ chức chấm bài thi viết (người chấm được lựa chọn trong thành phần Hội đồng thi tuyển và do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định về số lượng, thành viên cụ thể) và chấm điểm trình bày Đề án của người dự thi (toàn bộ thành viên Hội đồng thi tuyển);
d) Thông báo kết quả thi đến người dự thi;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi;
e) Đối với Chủ tịch Hội đồng thi tuyển: Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên Hội đồng. Quy định về bảng điểm chi tiết và tổ chức chấm bài thi viết, bảo vệ Đề án bảo đảm công tâm, khách quan, trung thực;
g) Đối với các thành viên Hội đồng: Thực hiện khách quan, trung thực việc chấm bài thi viết, chấm bảo vệ Đề án. Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
...
Như vậy, Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.
Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ làm việc theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 3 Điều 7 Quy chế thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Phòng và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 2631/QĐ-BNV năm 2017 quy định như sau:
Hội đồng thi tuyển
...
3. Nguyên tắc làm việc
a) Hội đồng thi tuyển làm việc công khai, dân chủ, khách quan, trung thực, công tâm;
b) Các thành viên Hội đồng chấm điểm độc lập bằng phiếu kín, giữ bí mật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về quyết định chấm điểm của mình.
Theo quy định Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và tương đương tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ làm việc công khai, dân chủ, khách quan, trung thực, công tâm.
Các thành viên Hội đồng thi tuyển chấm điểm độc lập bằng phiếu kín, giữ bí mật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về quyết định chấm điểm của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?