Hội đồng thi đua khen thưởng trường mầm non gồm có ai? Tải về mẫu biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng trường mầm non?
- Mẫu biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng trường mầm non là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng?
- Hội đồng thi đua khen thưởng trường mầm non gồm có những ai?
- Việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng Thi đua khen thưởng vắng mặt phải được thể hiện trong biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng?
Mẫu biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng trường mầm non là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng?
Tham khảo mẫu biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng trường mầm non dưới đây:
Tải về Mẫu biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng trường mầm non
Lưu ý: Theo Điều 3 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì:
- Thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.
- Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội đồng thi đua khen thưởng trường mầm non gồm có ai? Tải về mẫu biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng trường mầm non? (hình từ internet)
Hội đồng thi đua khen thưởng trường mầm non gồm có những ai?
Hội đồng thi đua khen thưởng trường mầm non được quy định tại Điều 11 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn
1. Hội đồng thi đua khen thưởng
Hội đồng thi đua khen thưởng do hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, đại diện cấp ủy chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng. Số lượng thành viên trong hội đồng thi đua khen thưởng là số lẻ.
Hội đồng thi đua khen thưởng giúp hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng triệu tập họp hội đồng định kỳ vào đầu năm học, cuối học kỳ I, cuối năm học và họp đột xuất khi có yêu cầu công việc.
2. Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với người vi phạm theo từng vụ việc. Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng kỷ luật. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, đại diện cấp ủy chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, tổ văn phòng.
3. Hội đồng tư vấn do hiệu trưởng thành lập theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quy định.
Như vậy, thành viên hội đồng thi đua khen thưởng trường mầm non gồm: phó hiệu trưởng, đại diện cấp ủy chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng. Trong đó, Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng.
Lưu ý:
Số lượng thành viên trong hội đồng thi đua khen thưởng là số lẻ.
Hội đồng thi đua khen thưởng giúp hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng triệu tập họp hội đồng định kỳ vào đầu năm học, cuối học kỳ I, cuối năm học và họp đột xuất khi có yêu cầu công việc.
Việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng Thi đua khen thưởng vắng mặt phải được thể hiện trong biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng?
Quy định chung về hồ sơ, thủ tục khen thưởng được quy định tại Điều 30 Nghị định 98/2023/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về hồ sơ, thủ tục khen thưởng
...
7. Khi họp xét danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Cờ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh, “Cờ thi đua Chính phủ”, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen thưởng phải tiến hành bỏ phiếu.
Đối với tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh, phải có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng bộ, ban, ngành, tỉnh từ 90% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản). Đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Cờ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh, “Cờ thi đua Chính phủ” phải có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen thưởng từ 80% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản và được thể hiện trong Biên bản họp bình xét danh hiệu thi đua, Biên bản xét khen thưởng).
...
Như vậy, việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng vắng mặt phải được thể hiện trong biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện do ai công bố? Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm những nội dung nào?
- Hộ, cá nhân có doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế GTGT từ 01/01/2026 đúng không?
- Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình xây dựng là bao lâu? Được từ chối bảo hành trong trường hợp nào?
- Gợi ý quà Noel cho đồng nghiệp? Ý tưởng quà tặng Noel cho đồng nghiệp? Người lao động có được thưởng vào ngày Noel không?
- Việc giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào theo Nghị định 37?