Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có được sử dụng con dấu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để ban hành các văn bản không?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm việc theo chế độ nào?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có được sử dụng con dấu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để ban hành các văn bản không?
- Ủy viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có cần phải tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng không?
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1786/QĐ-TLĐ năm 2019, có quy định về nguyên tắc làm việc như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, biểu quyết theo đa số. Trường hợp có số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.
2. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm việc theo chế độ tập trung dân chủ, biểu quyết theo đa số.
Trường hợp có số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có được sử dụng con dấu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để ban hành các văn bản không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 12 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1786/QĐ-TLĐ năm 2019, có quy định về chế độ làm việc của Hội đồng như sau:
Chế độ làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng họp định kỳ 03 tháng một lần và có thể họp đột xuất theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng.
Chủ tịch Hội đồng có thể ủy quyền cho một Phó Chủ tịch triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng.
2. Cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự mới được coi là hợp lệ. Các thành viên vắng mặt có lý do chính đáng và đã cho ý kiến về các nội dung của cuộc họp được tính trong tổng số thành viên dự họp.
3. Tại các phiên họp Hội đồng, nếu thành viên (là trưởng các ban) vắng mặt có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng thì phải cử cấp phó dự thay để tham gia với Hội đồng về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực phụ trách, nhưng không được quyền bỏ phiếu và biểu quyết.
4. Thành viên Hội đồng được sử dụng cơ sở vật chất, nhân sự của các ban chuyên môn do mình phụ trách để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Quy chế này.
5. Hội đồng được sử dụng con dấu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để ban hành các văn bản.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được sử dụng con dấu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để ban hành các văn bản.
Ủy viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có cần phải tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1786/QĐ-TLĐ năm 2019, có quy định về các Ủy viên Hội đồng như sau:
Các Ủy viên Hội đồng
Ủy viên Hội đồng là các đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban theo dõi về công tác Thi đua, khen thưởng, Trưởng Ban Tổ chức, Trưởng Ban Tài chính, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Chánh Văn phòng, Phó trưởng Ban theo dõi về công tác Thi đua, khen thưởng trực tiếp phụ trách công tác thi đua, khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có nhiệm vụ:
1. Tham mưu, đề xuất để Hội đồng phát động các phong trào thi đua trong CNVCLĐ, kiến nghị các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng giai đoạn.
2. Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động của các Cụm, Khối thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đánh giá phong trào thi đua tại các Cụm, Khối thi đua được phân công.
3. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng, định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng.
4. Tham gia ý kiến xét duyệt đối với các hồ sơ khen thưởng theo thẩm quyền của Hội đồng, tập trung vào các nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác chuyên môn được phân công phụ trách.
5. Tham dự các phiên họp của Hội đồng theo quy định. Trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Chủ tịch Hội đồng và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của phiên họp, gửi ý kiến của mình tới Hội đồng (qua bộ phận giúp việc Hội đồng).
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham dự các phiên họp của Hội đồng theo quy định.
Trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Chủ tịch Hội đồng và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của phiên họp, gửi ý kiến của mình tới Hội đồng (qua bộ phận giúp việc Hội đồng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?